Vì Sao Giá Thanh Long Đầu Vụ Hạ Thê Thảm?

Nguyên nhân chính được xác định là do thương lái ép giá, dựng nên câu chuyện xuất khẩu sang Trung Quốc bị hạn chế.
Những ngày qua, thanh long từ các nhà vườn bán ra giá chỉ bằng 1/3 so với trước đây. Mức giá này khiến người trồng thanh long ở các tỉnh như Bình Thuận, Long An điêu đứng.
Tại huyện Châu Thành, Long An, nơi có hơn 1.000 ha thanh long, người trồng đang kêu trời vì thương lái không đến thu mua. Theo nhiều chủ vườn, các thương lái chỉ chịu mua với giá 9.000 đồng/kg với thanh long ruột đỏ loại 1, tức bằng một phần ba thời điểm cách đây 1 đến 2 tháng.
Ông Bảy Trọng ở xã Long Trì, Châu Thành có 2 ha thanh long ruột đỏ đang đau đầu trong việc tìm thương lái: “Nhà tui chín đỏ vườn mà giá bán rẻ quá. Giá thấp như vậy lái nó cũng không thèm mua nữa, không biết xoay cách nào”, ông Bảy Trọng than.
Để giải quyết bớt lượng thanh long đang treo đỏ vườn, nhiều nông dân chọn cách mang ra vệ đường bán cho khách. Chị Mai Ân là một trong số đó. “Mang ra đường bán như thế này, mệt một chút nhưng giá đỡ hơn được 1.000 đến 2.000 đồng/kg, mong thu hồi lại được ít vốn chuẩn bị vụ sau”.
Tại thủ phủ thanh long Bình Thuận, nông dân Nguyễn Xuân Hải, huyện Hàm Thuận Nam cho biết, giá thanh long ruột đỏ xuất khẩu dao động ở mức 8.000 đến 10.000 đồng/kg, thấp hơn đến 20.000 đồng so với giá cách đây 1 tháng. Và cũng như ở Long An, thương lái ép giá và không mua nếu nông dân kì kèo, thắc mắc.
Nguyên nhân giá thanh long giảm mạnh được các thương lái ở địa phương này đưa ra là do cửa khẩu ùn ứ, Trung Quốc không cho nhập khẩu nên họ không dám thu mua, hoặc nếu mua thì chỉ mua lượng ít với giá thấp, đề phòng không bán được.
Thế nhưng, theo ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, tình hình thông thương ở cửa khẩu Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường, không có chuyện cấm nhập khẩu các mặt hàng nông sản trong đó có thanh long của Việt Nam. Nhiều container thanh long của các công ty lớn tại Bình Thuận qua thị trường này đã trở về và đang lấy hàng đi tiếp. “Chắn chắn là không có chuyện Trung Quốc đóng cửa khẩu hay ngừng mua thanh long”, ông Hưng khẳng định với Zing.vn.
Cũng theo ông Hưng, một số thương lái đang dựng lại câu chuyện ùn ứ dưa hấu đầu năm ở cửa khẩu để ép giá thanh long với nông dân. Một số khác thì không dám thu mua, hoặc mua rất ít với giá thấp, chính những điều này khiến thị trường thanh long rối loạn.
Ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc công ty thanh long Hoàng Hậu, Bình Thuận, đơn vị có đến 60% lượng hàng thanh long xuất sang Trung Quốc, cũng cho biết các đơn hàng vẫn được tiến hành bình thường trong thời điểm này, xe lưu thông qua cửa khẩu vẫn đều đặn.
Cũng theo ông Hiệp, hiện nay do nhiều loại trái cây vào chính vụ nên thị trường dội hàng, thanh long không còn là loại trái cây được ưu tiên nữa. Hơn nữa loại trái cây này đang vào chính vụ, giá đương nhiên giảm hơn mùa chong điện.
Có thể bạn quan tâm

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.

Năm 2000 tổ hợp tác góp vốn làm ăn tập thể theo khả năng của từng hộ, vì vốn ít, sản xuất muối bình thường nên nguồn thu không cao. Năm 2010 Tổ hợp tác xã Hiệp Phát với 8 thành viên tham gia góp hơn 4 tỉ đồng để sản xuất 8 ha muối trải bạt.

Một ngày giữa tháng 8, chúng tôi đến thăm Câu lạc bộ trồng táo xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Với nụ cười rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Phế, Chủ nhiệm CLB lại thông báo thêm một tin vui: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, ngày 9-8 vừa qua, chúng tôi đã thành lập HTX trồng táo Mỹ Khánh, với sự tham gia của 20 xã viên vốn là các thành viên của CLB trồng táo trước đây, với tổng diện tích trồng táo là 13 ha”.

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.