Đồng Tháp đề nghị phân bổ vốn phát triển ngành hàng cá tra và phục vụ dự án nuôi tôm càng xanh
Theo đó, Đồng Tháp là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện thí điểm Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các giải pháp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, trong đó phát triển thủy sản nuôi cá tra tập trung hơn 2.000ha, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.
Để thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành hàng cá tra, UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ NN&PTNT phân bổ vốn đầu tư dự án giai đoạn 2016 - 2020, trong đó năm 2016 là 100 tỷ đồng.
UBND tỉnh Đồng Tháp cũng vừa có công văn đề nghị NN&PTNT xem xét, bố trí vốn kế hoạch năm 2016 cho địa phương đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng phục vụ dự án nuôi tôm càng xanh tỉnh Đồng Tháp với kinh phí là 121,7 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc các hạng mục: hệ thống đê bao lửng, cống điều tiết, trạm bơm điện cung cấp nước và tiêu thoát nước, hệ thống kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn còn thiếu và chưa đồng bộ, sản xuất chưa ổn định, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa tạo được sự bền vững trong liên kết sản xuất và tiêu thụ. Dự kiến vùng dự án nuôi tôm càng xanh được quy hoạch với quy mô sản xuất 2.738ha.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nông dân trồng tiêu diện tích lớn tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai) cho biết, hiện thương lái và các đại lý đang vào tận nhà tìm mua hạt tiêu đen với giá xấp xỉ 150 ngàn đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 20 ngàn đồng/kg.

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.

“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.

UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá và nuôi cá theo hướng VietGAP tỉnh Hưng Yên”. Tổng kinh phí thực hiện Dự án trên 30,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trong hai năm 2014 và 2015 là 3 tỷ đồng, phần còn lại từ nguồn xã hội hóa, các hộ tham gia Dự án.