Đồng Tháp đề nghị phân bổ vốn phát triển ngành hàng cá tra và phục vụ dự án nuôi tôm càng xanh
Theo đó, Đồng Tháp là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện thí điểm Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các giải pháp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, trong đó phát triển thủy sản nuôi cá tra tập trung hơn 2.000ha, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.
Để thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành hàng cá tra, UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ NN&PTNT phân bổ vốn đầu tư dự án giai đoạn 2016 - 2020, trong đó năm 2016 là 100 tỷ đồng.
UBND tỉnh Đồng Tháp cũng vừa có công văn đề nghị NN&PTNT xem xét, bố trí vốn kế hoạch năm 2016 cho địa phương đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng phục vụ dự án nuôi tôm càng xanh tỉnh Đồng Tháp với kinh phí là 121,7 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc các hạng mục: hệ thống đê bao lửng, cống điều tiết, trạm bơm điện cung cấp nước và tiêu thoát nước, hệ thống kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn còn thiếu và chưa đồng bộ, sản xuất chưa ổn định, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa tạo được sự bền vững trong liên kết sản xuất và tiêu thụ. Dự kiến vùng dự án nuôi tôm càng xanh được quy hoạch với quy mô sản xuất 2.738ha.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi về Tân Lộc Đông - xã nuôi tôm sú đầu tiên của vùng ngọt hóa huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Tới địa bàn ấp 4 rồi qua ấp 6, tiếng máy dầu ình ịch vang đều khắp xóm. Lê Văn Hồng - cán bộ xã đi cùng nói, đó là động cơ sử dụng nhiên liệu để hộ nuôi công nghiệp chạy quạt nước tạo ô xy cho đầm tôm. Nhiều hộ bỗng giàu lên cũng nhờ nuôi thứ ấy.

Chỉ sau 2 năm nuôi hàng chục loại cá như cá song chấm, song hoa, hồng đỏ, cá giò, cá thác, hồng mỹ… cho hiệu quả kinh tế cao, ông đã tích luỹ được vốn liếng kha khá để rồi đầu tư tiếp 20 cây vàng đóng thêm nhà bè mới, nâng tổng số diện tích nuôi trồng lên 24 ô lồng toàn bằng gỗ táu có thể chịu được gió bão cấp 11, cấp 12. Hiện gia đình có 30 ô lồng nuôi cá.

Theo Sở NN-PTNT, hai tháng đầu năm nay, hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có chuyển biến tích cực với sản lượng khai thác trong hai tháng đạt 16.060 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương đạt 1.240 tấn, tăng 45,9% so với cùng kỳ.

Cá ngừ đại dương được thương lái và các doanh nghiệp thu mua ngay tại cảng với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, cá loại 1 giảm từ 5 - 10% so với trước Tết, mỗi tàu thu về từ 150 triệu đến gần 400 triệu đồng. Với giá cá như hiện nay, giá dầu giảm, hầu hết các tàu đều có lãi hoặc hòa vốn.

Dak Lak là một trong những địa phương có ngành ong mật phát triển hàng đầu cả nước với khoảng 1.500 hộ nuôi ong, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm ong năm 2014 đạt 7.000 tấn. Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi sự chịu khó, chăm chỉ và cẩn thận, nên phù hợp với người lớn tuổi; tuy nhiên những năm gần đây, có nhiều chủ ong trẻ là những thanh niên đã biết vươn lên làm giàu từ nghề này.