Đồng Nai tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cần tập trung kiểm tra lấy mẫu các sản phẩm nghi ngờ có chất cấm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Đồng thời tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường.
Công an tỉnh phối hợp với các ngành chức năng trong công tác kiểm tra; tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc các hành vi vi phạm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Những trường hợp vi phạm sẽ được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan báo, đài địa phương quan tâm tuyên truyền rộng rãi về tác hại của chất cấm để nâng cao nhận thức của người dân. Tuy nhiên, các cơ quan cần đưa thông tin một cách kịp thời, chính xác, tránh thổi phồng gây hoang mang, lo sợ trong cộng đồng làm thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Cây chè được xác định là cây mũi nhọn, nhưng trong nhiều thập niên qua vẫn chưa thực sự giúp người làm chè ở Hà Thượng giàu lên. Hơn thế, sản phẩm chè chưa an toàn khiến người thưởng trà không mặn mà, thậm chí không biết đến chè Hà Thượng. Với tâm huyết và trách nhiệm, những cán bộ của NuiPhao Mining đã góp phần đưa chè Hà Thượng từng bước có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Về với Song An (Thái Bình) trong những ngày này cánh đồng trải dài bát ngát màu xanh của lúa non thời kỳ con gái, bà con nông dân đang chăm sóc lúa rất phấn khởi. Trong khi cánh đồng khác vừa mới cấy xong lúa chưa kịp bén rễ hồi xanh thì nông dân nơi đây đã bón xong phân thúc.

Ông Lê Minh Công - Bí thư Đảng ủy xã Nam Du (huyện Kiên Hải - Kiên Giang) - cho biết đến nay, toàn xã phát triển được 154 hộ nuôi cá lồng bè với tổng số 462 lồng nuôi cá trên biển.

Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú vừa trình diễn thành công mô hình trồng nấm hồng chi. Qua đợt trồng nấm đầu tiên cho thấy, hiệu quả kinh tế khá cao nên đã tạo nhiều niềm tin cho người dân trồng nấm tại địa phương.

Giá nhiều loại gia súc, gia cầm (GS, GC) giảm xuống dưới giá thành mà theo nhiều hộ chăn nuôi là do dịch bệnh bùng phát tại nhiều tỉnh, thành khiến người tiêu dùng hạn chế sử dụng thịt. Hậu quả, hàng loạt hộ chăn nuôi rơi vào cảnh khó khăn.