Đồng Nai Được Chọn Triển Khai Thí Điểm Chăn Nuôi Tập Trung Lifsap

Theo Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3 vùng thí điểm thực hành chăn nuôi tốt, gồm: các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Trong đó có 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP); 24 hệ thống trộn thức ăn đã được lắp đặt cho các nhóm để tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 78 hộ GAPH được cấp chứng nhận đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc.
Đồng Nai là tỉnh duy nhất trong cả nước được Ngân hàng thế giới tiếp tục triển khai khu thí điểm chăn nuôi tập trung (khu LPZ). Dự án đã tiến hành đầu tư xây dựng nâng cấp 25 chợ Lifsap và dự kiến trong năm 2014 sẽ hoàn thành thi công xây dựng hạ tầng và hỗ trợ các hộ chăn nuôi trong LPZ áp dụng theo quy trình GAPH.
Tuy nhiên, đến nay việc triển khai dự án vẫn còn một số khó khăn như: chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ nên năng lực cạnh tranh còn yếu; khó kết nối trong xây dựng chuỗi liên kết; khó khăn trong quy hoạch điểm giết mổ tập trung; công tác quản lý, vận hành một số chợ Lifsap chưa tốt…
Tại hội nghị đánh giá kết quả đã thực hiện và triển khai kế hoạch hoạt động trong năm 2014 do Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai tổ chức ngày 13-3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu Ban quản lý dự án Lifsap và các địa phương cần chú trọng công tác xây dựng kế hoạch sẽ triển khai, khắc phục những mặt còn tồn tại nhằm đạt hiệu quả cao khi thực hiện. Trong đó, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để người dân hiểu rõ về dự án để tích cực tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Được thành lập năm 2001, Hợp tác xã (HTX) chè Lương Sơn (huyện Yên Lập) có 237 xã viên. Sau nhiều năm củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, đến nay mô hình kinh tế tập thể của HTX Lương Sơn đã phát huy thế mạnh trong việc liên kết và là điểm tựa vững chắc cho các hộ gia đình xã viên phát triển sản xuất - kinh doanh chè.

Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.

Thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015, đến nay diện tích bưởi Diễn toàn tỉnh đạt 741,7ha, bưởi Đoan Hùng đạt 1.015ha, sản lượng năm 2014 của các giống bưởi trên đạt gần 12 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập ước đạt trên 170 tỷ đồng. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.