Đồng Nai Được Chọn Triển Khai Thí Điểm Chăn Nuôi Tập Trung Lifsap

Theo Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3 vùng thí điểm thực hành chăn nuôi tốt, gồm: các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Trong đó có 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP); 24 hệ thống trộn thức ăn đã được lắp đặt cho các nhóm để tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 78 hộ GAPH được cấp chứng nhận đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc.
Đồng Nai là tỉnh duy nhất trong cả nước được Ngân hàng thế giới tiếp tục triển khai khu thí điểm chăn nuôi tập trung (khu LPZ). Dự án đã tiến hành đầu tư xây dựng nâng cấp 25 chợ Lifsap và dự kiến trong năm 2014 sẽ hoàn thành thi công xây dựng hạ tầng và hỗ trợ các hộ chăn nuôi trong LPZ áp dụng theo quy trình GAPH.
Tuy nhiên, đến nay việc triển khai dự án vẫn còn một số khó khăn như: chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ nên năng lực cạnh tranh còn yếu; khó kết nối trong xây dựng chuỗi liên kết; khó khăn trong quy hoạch điểm giết mổ tập trung; công tác quản lý, vận hành một số chợ Lifsap chưa tốt…
Tại hội nghị đánh giá kết quả đã thực hiện và triển khai kế hoạch hoạt động trong năm 2014 do Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai tổ chức ngày 13-3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu Ban quản lý dự án Lifsap và các địa phương cần chú trọng công tác xây dựng kế hoạch sẽ triển khai, khắc phục những mặt còn tồn tại nhằm đạt hiệu quả cao khi thực hiện. Trong đó, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để người dân hiểu rõ về dự án để tích cực tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 1 tháng trở lại đây, nông dân rất phấn khởi khi giá tiêu liên tục tăng mạnh. Cụ thể, giá tiêu thu mua tại địa bàn các huyện Chư Sê, Chư Pưh dao (Gia Lai) động trong khoảng 135 ngàn đồng đến 136 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 15 ngàn đồng/kg so với đầu vụ.

Việc tái canh cho một diện tích lớn (khoảng 200.000 ha) cà phê già cỗi đang gặp khó khăn do nguồn vốn dành cho việc này đang có mức lãi suất cao, lên đến 10,5%/năm.

Những năm trước đây, mặc dù nông dân trồng khoai lang ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) bao phen lao đao với khoai lang tím Nhật. Tuy nhiên, đến hẹn lại lên, khi giá khoai “sốt” mạnh, bà con nông dân tiếp tục trồng khoai lang tím trở lại, dù lòng vẫn canh cánh nỗi lo.

Trong vụ mùa trồng khoai môn cuối năm 2013, đầu năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp khiến cho nhiều diện tích trồng khoai môn của nông dân huyện Vĩnh Linh bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng khi thu hoạch.

Hướng đến SX sạch, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và ATVSTP, đó là lợi ích từ mô hình trồng tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP.