Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Màu Gia Bình Tiêu Điều Sau Bão

Đồng Màu Gia Bình Tiêu Điều Sau Bão
Ngày đăng: 20/09/2014

Những ruộng mía, vườn chuối trăm triệu là nguồn thu nhập trông đợi cả năm trời bỗng chốc đổ rạp cùng với nỗi lo đè nặng lên vai người nông dân Gia Bình (Bắc Ninh) sau cơn bão số 3. Thiệt hại bão gây ra cho sản xuất nông nghiệp của địa phương này là không nhỏ và những biện pháp khắc phục, cứu vớt tài sản đang được chính quyền và người dân Gia Bình khẩn trương thực hiện.

Vội vã bó gọn những cây mía đã bật gốc, ông Nguyễn Đắc Anh thôn Ngăm Mạc, xã Lãng Ngâm ngậm ngùi: “Một năm chúng tôi mới được một vụ mía, chỉ còn hơn 1 tháng nữa đến ngày thu hoạch mà giờ phải gom mía non bán tháo, công sức từ đầu năm đến nay thế là đổ bể hết”.

Trên khắp cánh đồng thôn Ngăm Mạc, giá 1 cây mía bán vội giờ chỉ được 1.000 đồng, mỗi sào mía, người dân vớt vát được 3 triệu đồng, chưa đủ chi phí vật tư. Có những hộ, mía quá non không thể bán được thì coi như mất trắng. Theo ông Anh, nếu đúng ngày đúng vụ, thu hoạch từ 1 sào mía có thể đạt 8 triệu đồng, trừ chi phí vẫn lãi 1 nửa. Được biết, vùng trồng mía truyền thống gần 20 ha là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình ở Ngăm Mạc.

Trận bão vừa qua đã làm tới 90% diện tích mía đã bị gãy, đổ, trong đó đổ rạp, bật gốc 70%, ước tính thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Trực tiếp chỉ đạo nông dân khắc phục thiệt hại ngay sau khi bão tan, ông Nguyễn Đắc Sơn, Chủ nhiệm HTX Ngăm Mạc cho biết: “Năm nào chúng tôi cũng trải qua vài trận bão nhưng chưa khi nào thiệt hại nặng như năm nay.

Bởi những năm trước, hầu hết gió bão đến khi mía đã giáp ngày thu hoạch nên giá bán không bị ép xuống thấp, nhiều hộ thậm chí đã thu hoạch xong. Bây giờ, với những cây mía mới đổ ngả, chúng tôi đã buộc chéo với nhau để chờ thêm thời gian cho được giá, còn phần nhiều các hộ phải gọi thương lái vào bán non, chấp nhận chịu lỗ”.

Cùng là một khung cảnh hoang tàn, nhưng dường như những khu vườn với la liệt buồng chuối sai quả đổ gục lại khiến người nông dân hoang mang hơn. Bởi giờ đây, chuối non không bán được, thân cây đổ cũng không thể tận dụng vào việc gì nên các hộ phải chặt bỏ toàn bộ. Người trồng chuối hầu như không còn biện pháp khắc phục thiệt hại nào để vớt vát được phần vốn đầu tư.

Năm ngoái gia đình ông Trần Văn Chuyển, thôn Hữu Ái xã Giang Sơn vay được của ngân hàng hơn 200 triệu để trồng hơn 4000 cây chuối tiêu hồng. Mặc dù nghe tin có bão, gia đình ông đã tập trung chằng chéo, gia cố thân cây, nhưng với sức gió giật cấp 7, chỉ sau 1 đêm, hơn 1.000 cây chuối của gia đình bị quật ngã, chủ yếu là chuối đã ra buồng chuẩn bị bán dịp Tết.

Theo ông dự tính thiệt hại lên tới cả trăm triệu đồng. “Thiên tai thật khó lường và tôi cũng biết làm nông nghiệp luôn phải chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, thiệt hại lần này quá lớn nên chúng tôi chỉ mong được hỗ trợ phần nào về cây giống hoặc lãi suất vay ngân hàng để gượng qua được khó khăn này” – ông Chuyển bày tỏ.

Theo ông Bùi Thế Sẫm – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Bình, cơn bão số 3 với sức gió mạnh khiến hơn 480 ha lúa mùa và một số diện tích cây màu thân mềm ngoài bãi bị đổ, cụ thể là 20.000 gốc chuối các loại, 10,5ha diện tích mía, 45 ha ngô và 11.000 cây đu đủ, tập trung chủ yếu ở các xã Cao Đức, Song Giang, Giang Sơn, Đại Lai, Lãng Ngâm, Thái Bảo....

Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp huyện và chính quyền địa phương đã khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tập trung khắc phục hậu quả sau bão.

Trước mắt, trên các đất chuyên màu, nông dân sớm giải phóng đất để trồng cây rau ngắn ngày hoặc lựa chọn trồng cây vụ đông sớm, phù hợp. Ngành cũng chuẩn bị sẵn một số giống chuối, ngô,.. và vật tư để giúp nông dân có thể tái sản xuất. Hiện các ngành chức năng vẫn tiếp tục cùng địa phương tổ chức thăm đồng, đánh giá mức độ ảnh hưởng cụ thể của cơn bão trên lúa và hoa màu để xem xét đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Tuy nhiên, ông Sẫm cũng nhấn mạnh, đây mới là cơn bão số 3 trong năm nay nên nguy cơ bão xảy ra và ảnh hưởng tới địa bàn vẫn rất cao, các hộ dân cần tăng cường biện pháp chủ động phòng chống, bảo vệ tài sản, hoa màu, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai.


Có thể bạn quan tâm

Giáp Tết, Ngư Dân Trúng Cá Ngừ Đại Dương Giáp Tết, Ngư Dân Trúng Cá Ngừ Đại Dương

Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, Phó trạm kiểm soát Biên phòng Đà Rằng cho biết, hiện còn 161 tàu của ngư dân phường 6 đang khai thác cá ngừ đại dương tại khu vực quần đảo Trường Sa. Dự kiến từ ngày 20 đến 28 tháng Chạp (ngày 8 đến 16/2) các tàu này sẽ cập cảng để ngư dân đón Tết Nguyên đán Ất Mùi.

09/02/2015
Bắt Quả Tang Cơ Sở Kinh Doanh Bơm Tạp Chất Vào Tôm Bắt Quả Tang Cơ Sở Kinh Doanh Bơm Tạp Chất Vào Tôm

Số tôm được bơm tạp chất chủ yếu được chuyển đi tiêu thụ tại chợ, nhà hàng, nơi tổ chức sự kiện, tiệc cưới trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Đội QLTT số 17 đã tạm giữ toàn bộ 150 kg tôm và 5 kg bột, đồng thời lấy mẫu để giám định chất lượng sản phẩm theo quy định.

09/02/2015
Ngư Dân Thu Lợi Nhờ Giá Xăng Dầu Giảm Ngư Dân Thu Lợi Nhờ Giá Xăng Dầu Giảm

Anh Nguyễn Xuân Tùng (39 tuổi), chủ tàu QB 91694 TS phấn khởi cho biết thường những chuyến biển trước, con tàu công suất 780 CV của anh tốn chi phí trung bình từ 150-170 triệu đồng/chuyến, nhờ nhiều đợt giảm giá dầu mà chuyến này chỉ còn tốn khoảng 120 triệu đồng, lãi nhiều hơn so với các đợt trước.

09/02/2015
Nuôi Lợn Rừng Phục Vụ Tết Nuôi Lợn Rừng Phục Vụ Tết

Theo quan niệm của nhiều người, có thịt lợn rừng để ăn trong ngày Tết là may mắn cho năm mới. Vì vậy, ở nhiều vùng quê xuất hiện một số mô hình chăn nuôi lợn rừng phục vụ tết. Trang trại của anh Hồ Khắc Hiệp ở xóm 1 Đồng Tâm, xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là một điển hình như vậy.

09/02/2015
Cây Tiêu Cây Tiêu "Bén Duyên" Trên Đất Bình Sơn

Cách đây 5 năm, một số hộ dân các xã khu đông huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã mang giống tiêu nổi tiếng ở Vĩnh Linh về trồng. Nhưng cây tiêu mọc lên còi cọc nên nhiều người muốn bỏ. Thế nhưng, chỉ vài năm sau, cây tiêu bỗng phát triển xanh tốt, đơm hoa, kết trái, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều nông dân đã bắt đầu chú trọng đến việc phát triển cây tiêu.

09/02/2015