Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng hành cùng nông dân làm giàu

Đồng hành cùng nông dân làm giàu
Ngày đăng: 16/10/2015

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong hoạt động của HND trên địa bàn huyện.

Bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết của TP và Huyện ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, HND huyện Phúc Thọ đã chủ động xây dựng chương trình và tổ chức triển khai có hiệu quả.

Hàng năm, Ban Thường vụ HND huyện căn cứ vào điều kiện thực tế chỉ đạo các cơ sở Hội hướng dẫn hội viên đăng ký chỉ tiêu thi đua, trọng tâm là xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, phấn đấu trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Từ những phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều gương nông dân dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm giàu.

Hội viên nông dân xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ học tập kỹ thuật làm mạ khay.

Tiêu biểu như hộ ông Đỗ Huy Nghĩa - hội viên Chi hội 7, xã Tam Thuấn từ sản xuất nông nghiệp thuần túy là trồng lúa, ngô, hoa màu cho thu nhập thấp đã mạnh dạn chuyển sang trồng hoa ly.

Đến nay, diện tích trồng hoa của gia đình ông là 1,44ha, trừ chi phí cho thu nhập 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm.

Đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 16 lao động tại địa phương với mức lương 3 – 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ còn tích cực tham gia cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Trong đó, điển hình là anh Trần Huy Hoa – hội viên Chi hội 3, xã Tam Hiệp.

Nhờ nhạy bén với thị trường và mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, mỗi năm, cơ sở sản xuất thú nhồi bông của gia đình anh thu lãi khoảng 300 triệu đồng.

Theo HND Phúc Thọ, các phong trào thi đua sản xuất của nông dân đã góp phần đáng kể vào kết quả phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương.

Trong 5 năm (2010 – 2015), toàn huyện đã có hàng trăm hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi được TP, huyện khen thưởng vì những thành tích đi đầu trong phát triển kinh tế.

Tính đến nay, huyện Phúc Thọ đã dồn điền đổi thửa được hơn 3.700ha, đạt 108% kế hoạch và 10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Huyện phấn đấu đến hết năm nay sẽ có thêm 7 xã về đích NTM.

Đáng chú ý, trên địa bàn huyện đã hình thành và mở rộng một số vùng sản xuất lúa hàng hóa có giá trị kinh tế cao, như vùng lúa chất lượng cao tại các xã Võng Xuyên, Tích Giang, Ngọc Tảo, Hát Môn; vùng hoa ly tại xã Tam Thuấn; rau trái vụ ở xã Vân Phúc, Vân Nam; cây ăn quả ở Vân Hà, Vân Nam, Thượng Cốc…

Có thể nói, trong những năm qua, các cấp HND huyện Phúc Thọ đã luôn quan tâm sát cánh, hỗ trợ hội viên nông dân từ việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, đến hỗ trợ vay vốn.

Tuy nhiên, việc phát hiện và nhân rộng những nhân tố mới, gương nông dân điển hình tiên tiến ở một số cơ sở Hội chưa được thực hiện thường xuyên.

Ông Nguyễn Đức Bạch – Chủ tịch HND xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ đề nghị, để tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế, cần chú trọng hỗ trợ về khoa học kỹ thuật mới, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đặc biệt, quan trọng nhất là cần có chính sách tạo đầu ra ổn định cho người nông dân.

“Hiện nay, nông dân làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng nhưng đầu ra không ổn định” – ông Bạch chia sẻ.

Bà Lê Thị Toan – Chủ tịch HND huyện Phúc Thọ cho biết, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong giai đoạn 2015 – 2020 của Hội là tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua phát triển kinh tế.

Trong đó, tập trung là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. 


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Thiệt Hại Tiền Tỷ Vì Ớt Rớt Giá Nông Dân Thiệt Hại Tiền Tỷ Vì Ớt Rớt Giá

Nguyên nhân ớt rớt giá là do thương lái Trung Quốc ngừng thu mua. Theo thống kê, phía Đông tỉnh Gia Lai hiện có gần 3.000ha ớt. Nếu như mọi năm, mỗi ha ớt nông dân lãi khoảng trên 20 triệu đồng, thì năm nay không đủ chi phí để thu hoạch. Như vậy, tại tỉnh Gia Lai, sau vụ dưa hấu và rau sau Tết Nguyên đán 2014, đến nay nông dân tiếp tục mất hàng chục tỷ đồng do ớt rớt giá.

16/06/2014
Hỗ Trợ Vốn Cho Người Nuôi Cá Tra Hỗ Trợ Vốn Cho Người Nuôi Cá Tra

Tại đồng bằng sông Cửu Long, giá thu mua cá tra nguyên liệu đang tăng nhẹ, dao động từ 24.500 đến 25.500 đồng/kg (cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 từ 2.900 đến 3.600 đồng/kg). Với mức giá này, người nuôi bắt đầu có lãi.

21/05/2014
Hiệu Quả Từ Tưới Phun Sương Cho Rau Hiệu Quả Từ Tưới Phun Sương Cho Rau

Tưới phun sương cho vườn rau là kỹ thuật mà gia đình bà Nguyễn Thị Quyên (thôn Hiệp An, xã Cư An, huyện Đak Pơ - Gia Lai) đang áp dụng cho vườn rau của mình. Sau 6 tháng sử dụng, hệ thống này đã đem lại hiệu quả cao, đáng để các nhà nông học theo.

17/06/2014
Hậu Giang Nuôi Ba Ba Thịt Lãi Lớn Hậu Giang Nuôi Ba Ba Thịt Lãi Lớn

Phong trào nuôi ba ba đã xuất hiện ở xã Vị Bình (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đang lan rộng. Ông Đinh Chí Tính – cán bộ khuyến nông xã Vị Bình cho biết: “Hiện toàn xã có 19 hộ nuôi ba ba, trong đó tập trung ở ấp 9a1 (12 hộ) và ấp 4.

22/05/2014
Sản Xuất 507 Ha Lúa Theo Phương Pháp Thâm Canh Cải Tiến Sản Xuất 507 Ha Lúa Theo Phương Pháp Thâm Canh Cải Tiến

Ông Kiều Văn Cang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Trong vụ Hè Thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức SNV (Hà Lan), Chi cục đã phối hợp với một số địa phương trong tỉnh triển khai sản xuất 7 mô hình thâm canh lúa cải tiến chống biến đổi khí hậu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (gọi tắt là phương pháp SRI) với diện tích 507 ha.

17/06/2014