Đông Giang Giữ Diện Tích Cao Su Ổn Định

Thời gian gần đây, các hộ dân trồng cao su ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ đang chặt cây cao su, bởi giá cao su trên thị trường giảm mạnh. Tuy nhiên, các hộ dân dân vùng cao xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) vẫn giữ lại cây cao su và định hướng phát triển cây trồng đa mục đích này.
Theo ông Nguyễn Như Diễn – Chủ tịch UBND xã Đông Giang, toàn xã có trên 300 ha cao su, diện tích trồng không bị biến động và không có tình trạng chặt bỏ cây cao su. Trước tình hình giá mủ cao su xuống thấp, người dân tạm dừng thu hoạch.
Các hộ dân trồng cao su trong xã không chạy theo thị trường, yên tâm chăm sóc cây cao su, ổn định diện tích đang có, vì xác định cao su là cây trồng chủ lực, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài.
Đối với xã vùng cao như Đông Giang, cây cao su vừa có giá trị kinh tế, vừa làm rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bảo vệ đất và chống xói mòn, bởi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Song, vốn đầu tư trồng 1ha cao su không hề nhỏ gồm tiền mua cây giống, phân bón, thuê nhân công lao động... và phải mất 5 – 6 năm vườn cao su mới cho khai thác.
Diện tích trên chủ yếu do bà con dân tộc thiểu số trồng theo các chương trình lồng ghép, hỗ trợ của Nhà nước. Trong thời gian qua, cây cao su có vị trí, vai trò trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của đồng bào. Vì vậy, người dân rất tin tưởng vào hiệu quả kinh tế mà cây cao su sẽ mang lại.
Ông K’ Văn Thinh (xã Đông Giang) cho hay: “Gia đình tôi có 2 ha cao su đang khai thác và 2 ha trồng mới được 4 năm tuổi. Trước đây cao su có giá, lợi nhuận thu về 150 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí. Thời điểm này giá mủ quá thấp, loại mủ bèo giá dao động 8.000 – 9.500 đồng/kg thì chỉ đủ cho tiền phân, thuốc. Do giá thấp, tôi không khai thác nữa để dưỡng cây tốt hơn, đến lúc giá ổn định lại tôi sẽ tiếp tục khai thác. Gia đình tôi cũng vận động các hộ khác trong thôn không chặt cây cao su”.
Rút kinh nghiệm trước đây về tình trạng chặt tiêu, điều… trong thời điểm giá thấp. Sau đó giá tăng lại, khiến cho người trồng lao đao rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng - chặt. Chính vì thế, cấp ủy và chính quyền xã vẫn tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân duy trì, phát triển cây cao su. Đồng bào dân tộc xã Đông Giang cũng quyết giữ diện tích loại cây trồng này trong thời đểm khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Đó là anh Nguyễn Xuân Long, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh cho biết: Trước năm 2001 anh làm nghề sản xuất bay, bàn chà bán cho cánh thợ nề. Thấy đất vườn nhà rộng nên anh mua 200 gà ta giống về nuôi chơi, không ngờ “làm giỡn, ăn thiệt”, sau gần 3 tháng xuất chuồng lãi 4 triệu đồng.

Từ cuối tháng 9 đến nay, nông dân các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai như Thanh Mai, Bích Hòa, Cao Dương, Hồng Dương... hối hả bước vào vụ gặt. Theo các hộ nông dân, thời tiết nắng ráo như hiện nay rất thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản thóc. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện Thanh Oai gieo cấy 6.666 ha, trong đó, diện tích cấy các giống lúa lai có năng suất và chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, BC15, lúa lai Thái Xuyên 111... chiếm khá lớn.

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất lúa gạo của Đồng Tháp liên tục tăng mạnh. Diện tích gieo trồng hằng năm ước đạt 500 nghìn ha, sản xuất 2 - 3 vụ/năm. Năm 2013, diện tích trồng lúa của tỉnh tăng 514.803 ha, sản lượng 3,3 triệu tấn, đạt cao nhất từ trước đến nay.

Trước đây, ở Thanh Hóa nhiều người chỉ coi vụ xuân và vụ mùa mới là vụ sản xuất chính, chưa mấy coi trọng sản xuất vụ đông. Nhiều năm gần đây, các giống lúa ngắn ngày được lai tạo và du nhập ngày càng nhiều nên thời gian cho vụ đông được kéo dài, thuận lợi cho việc sản xuất.

Huyện Hàm Thuận Nam có diện tích thanh long dẫn đầu Bình Thuận. Trong những năm gần đây, người dân địa phương này đã quen dần thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với cây trồng chủ lực thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các nước trong khu vực…