Đồng bằng sông Cửu Long tích cực phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái

Tham dự có đại diện lãnh đạo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Trồng Trọt, Hội Làm vườn Việt Nam và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông của nhiều địa phương tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo báo cáo của Tiến sĩ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, hiện nay trái cây Việt Nam đa xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam đạt gần 1,5 tỉ USD tăng 15% so với năm 2013.
Dự báo năm 2015 tổng nhu cầu nhập trái cây của thế giới sẽ vào khoảng 3,6 triệu tấn/năm, và trái cây Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long có cơ hội lớn để gia nhập sâu rộng vào thị trường thế giới.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu tại diễn đàn
Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu lớn mở rộng kéo theo diện tích sản xuất cây ăn quả của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên khó kiểm soát, các loại dịch hại tăng lên nhiều.
Tính đến tháng 8 năm nay, nhiều diện tích trồng cây ăn trái bị nhiễm sâu bệnh nặng chủ yếu là đốm nâu gây hại thanh long, bệnh chổi rồng, bệnh greening gây hại cục bộ trên cây có múi.
Tình hình bệnh càng diễn ra phức tạp và lan nhanh trên diện rộng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng. Hơn nữa, do chưa xác định được tác nhân gây bệnh nên nhiều nhà vườn chưa có biện pháp phòng trừ bệnh phù hợp, chỉ xử lý bệnh dựa vào thói quen và kinh nghiệm..
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo sản xuất rải vụ thu hoạch cây ăn quả chủ lực, đồng thời ban hành các quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn; quy trình kỹ thuật phòng chống đốm nâu hại thanh long để tạm thời phòng trị các bệnh hại.
Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu
Tham gia diễn đàn, nhiều nông dân đã được nâng cao nhận thức, được tuyên truyền về các biện pháp điều trị bệnh hại trên cây ăn quả, đồng thời là dịp để bà con giao lưu, trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc triển khai áp dụng biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn trái an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 17 hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu, thu hút 1300 lao động, hiện có 11 HTX tan rã. Sau gần 2 năm thành lập, mặc dù đây là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội hóa tốt, nhưng do các HTX ở lĩnh vực này còn chưa tạo được sự liên kết, vẫn thường xuyên tranh giành lợi nhuận và mạnh ai nấy làm dẫn tới không tạo được uy tín, thương hiệu cho nghề nuôi nghêu.

Tiêu chuẩn MSC bao gồm 23 tiêu chí lớn thuộc 3 nguyên tắc cơ bản. Để được chứng nhận MSC, nghề nuôi nghêu phải đảm bảo các tiêu chí khoa học rất nghiêm ngặt như: không khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi; có hệ thống quản lý nghề khai thác hữu hiệu, tuân thủ luật lệ, công ước và các tiêu chuẩn quốc tế…

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bồn làm bằng nylon đã được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ chọn để phát triển kinh tế hộ vì vốn đầu tư không quá lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.