Đồng bằng sông Cửu Long tích cực phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái

Tham dự có đại diện lãnh đạo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Trồng Trọt, Hội Làm vườn Việt Nam và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông của nhiều địa phương tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo báo cáo của Tiến sĩ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, hiện nay trái cây Việt Nam đa xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam đạt gần 1,5 tỉ USD tăng 15% so với năm 2013.
Dự báo năm 2015 tổng nhu cầu nhập trái cây của thế giới sẽ vào khoảng 3,6 triệu tấn/năm, và trái cây Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long có cơ hội lớn để gia nhập sâu rộng vào thị trường thế giới.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu tại diễn đàn
Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu lớn mở rộng kéo theo diện tích sản xuất cây ăn quả của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên khó kiểm soát, các loại dịch hại tăng lên nhiều.
Tính đến tháng 8 năm nay, nhiều diện tích trồng cây ăn trái bị nhiễm sâu bệnh nặng chủ yếu là đốm nâu gây hại thanh long, bệnh chổi rồng, bệnh greening gây hại cục bộ trên cây có múi.
Tình hình bệnh càng diễn ra phức tạp và lan nhanh trên diện rộng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng. Hơn nữa, do chưa xác định được tác nhân gây bệnh nên nhiều nhà vườn chưa có biện pháp phòng trừ bệnh phù hợp, chỉ xử lý bệnh dựa vào thói quen và kinh nghiệm..
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo sản xuất rải vụ thu hoạch cây ăn quả chủ lực, đồng thời ban hành các quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn; quy trình kỹ thuật phòng chống đốm nâu hại thanh long để tạm thời phòng trị các bệnh hại.
Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu
Tham gia diễn đàn, nhiều nông dân đã được nâng cao nhận thức, được tuyên truyền về các biện pháp điều trị bệnh hại trên cây ăn quả, đồng thời là dịp để bà con giao lưu, trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc triển khai áp dụng biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn trái an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP Hà Nội lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm, mô hình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Sóc Sơn lại có đầu ra tương đối ổn định, thậm chí không có hàng để bán. Theo các hộ nông dân, bí quyết để rau trồng theo phương pháp hữu cơ (rau hữu cơ) có đầu ra ổn định là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo.

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm vừa tổng kết đề tài "Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012". Đề tài đã lựa chọn được 10 cây đầu dòng để khai thác mắt ghép sản xuất cây giống cam chanh sạch bệnh.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tháng 8/2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình nuôi cá vược trong ao đất tại 2 xã: Mỹ Thành (diện tích 5000 m2/7500 con) và xã Mỹ Cát (5000 m2/7500 con).

Sau khi gây hại tại xã Sông Côn thuộc huyện Đông Giang, thời gian gần đây dịch lở mồm long móng tiếp tục lây lan đến xã Zuôil và Tà Pơ (huyện Nam Giang - Quảng Nam) khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh.