Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Thu Hẹp Dần Diện Tích Nuôi Cá Tra

Đồng Bằng Sông Cửu Long Thu Hẹp Dần Diện Tích Nuôi Cá Tra
Ngày đăng: 27/09/2014

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.

Cụ thể, trong năm 2015, diện tích mặt nước nuôi cá tra trong vùng sẽ còn 5.900ha, giảm 500ha so với năm nay; đến năm 2016 sẽ còn 5.400ha, giảm 500ha so năm 2015.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành thủy sản các tỉnh trong vùng sẽ phổ biến rộng rãi kỹ thuật nuôi theo phương pháp mới nhằm nâng năng suất cá tra bình quân từ 160 tấn/ha hiện nay lên 180 đến 200 tấn/ha để năm 2015 đạt sản lượng trên 1 triệu tấn, năm 2016 đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 2 tỷ USD mỗi năm.

Các tỉnh sẽ giảm mật độ thả nuôi từ 35-40/con/m2 còn từ 20-25 con/m2; giảm sử dụng thuốc kháng sinh; giảm xả chất thải trong ao nuôi ra sông rạch.

Từ nay đến năm 2016, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đổi mới dây chuyền sản xuất tại các nhà máy hiện có nhằm nâng cao chất lượng thành phẩm, giảm giá thành sản xuất, phấn đấu chế biến từ 600.000 đến 700.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó có 10% sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Trên 320 cơ sở sản xuất giống tại 9 tỉnh trong vùng sẽ được nâng cấp để sản xuất 100% cá giống chất lượng cao với số lượng 1,9 tỷ con/năm cung ứng đủ cho người nuôi.

Ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết để tạo đầu ra ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ cá tra tại nước ngoài, các bộ, ngành hữu quan và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại thích nghi với các tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật quốc tế, nhất là tại thị trường Mỹ, EU.

Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng tiêu thụ cá tra tại các thị trường tiềm năng như Nga, Trung Quốc, Mexico, Trung Đông, Ấn Độ, ASEAN.

Năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa 6.400 ha mặt nước vào nuôi cá tra.

Đến giữa tháng Chín này, các tỉnh đã thu hoạch được trên 4.300ha với sản lượng 776.000 tấn và toàn vùng đã xuất khẩu được trên 490.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD, đạt 72,5% kế hoạch năm. Ước tính năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ đạt 1,8 tỷ USD.


Có thể bạn quan tâm

Trái Cây Có Múi Giảm Giá Trái Cây Có Múi Giảm Giá

Do nguồn cung tăng, giá nhiều loại trái cây có múi như: cam, bưởi, quýt… hiện giảm từ 5.000 - 15.000 đồng/kg so với cách nay hơn một tháng. Trong đó, giảm nhiều là bưởi da xanh, bưởi 5 roi và quýt đường.

31/08/2013
Quýt Khỏe Nhờ Đạm Quýt Khỏe Nhờ Đạm

Quýt đường có thể trồng trên nhiều loại đất với điều kiện tưới tiêu tốt. Trong điều kiện đất đai màu mỡ, tơi xốp và thông thoáng, độ pH từ 6 - 6,5 là rất lý tưởng.

31/08/2013
Vài Nét Về Tình Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Trên Thế Giới Và Việt Nam Vài Nét Về Tình Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Trên Thế Giới Và Việt Nam

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

03/09/2013
Nuôi Cá Vẩu, “Một Lãi Một” Nuôi Cá Vẩu, “Một Lãi Một”

Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.

03/09/2013
Giá Cá Thác Lác Cườm Tăng Cao Giá Cá Thác Lác Cườm Tăng Cao

Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.

03/09/2013