Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Thu Hẹp Dần Diện Tích Nuôi Cá Tra

Đồng Bằng Sông Cửu Long Thu Hẹp Dần Diện Tích Nuôi Cá Tra
Ngày đăng: 27/09/2014

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.

Cụ thể, trong năm 2015, diện tích mặt nước nuôi cá tra trong vùng sẽ còn 5.900ha, giảm 500ha so với năm nay; đến năm 2016 sẽ còn 5.400ha, giảm 500ha so năm 2015.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành thủy sản các tỉnh trong vùng sẽ phổ biến rộng rãi kỹ thuật nuôi theo phương pháp mới nhằm nâng năng suất cá tra bình quân từ 160 tấn/ha hiện nay lên 180 đến 200 tấn/ha để năm 2015 đạt sản lượng trên 1 triệu tấn, năm 2016 đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 2 tỷ USD mỗi năm.

Các tỉnh sẽ giảm mật độ thả nuôi từ 35-40/con/m2 còn từ 20-25 con/m2; giảm sử dụng thuốc kháng sinh; giảm xả chất thải trong ao nuôi ra sông rạch.

Từ nay đến năm 2016, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đổi mới dây chuyền sản xuất tại các nhà máy hiện có nhằm nâng cao chất lượng thành phẩm, giảm giá thành sản xuất, phấn đấu chế biến từ 600.000 đến 700.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó có 10% sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Trên 320 cơ sở sản xuất giống tại 9 tỉnh trong vùng sẽ được nâng cấp để sản xuất 100% cá giống chất lượng cao với số lượng 1,9 tỷ con/năm cung ứng đủ cho người nuôi.

Ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết để tạo đầu ra ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ cá tra tại nước ngoài, các bộ, ngành hữu quan và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại thích nghi với các tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật quốc tế, nhất là tại thị trường Mỹ, EU.

Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng tiêu thụ cá tra tại các thị trường tiềm năng như Nga, Trung Quốc, Mexico, Trung Đông, Ấn Độ, ASEAN.

Năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa 6.400 ha mặt nước vào nuôi cá tra.

Đến giữa tháng Chín này, các tỉnh đã thu hoạch được trên 4.300ha với sản lượng 776.000 tấn và toàn vùng đã xuất khẩu được trên 490.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD, đạt 72,5% kế hoạch năm. Ước tính năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ đạt 1,8 tỷ USD.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nông thôn mới minh bạch mọi vấn đề với dân Xây dựng nông thôn mới minh bạch mọi vấn đề với dân

Từ xã đặc biệt khó khăn, với hơn 40% hộ nghèo. Bằng nội lực và tư duy sáng tạo của lãnh đạo địa phương, đến nay Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) không những thoát nghèo mà còn trở thành xã văn hóa nông thôn mới (NTM).

23/09/2015
Ngóng nước lũ về để kiếm sống Ngóng nước lũ về để kiếm sống

Mùa nước nổi năm nay, cư dân vùng đầu nguồn biên giới An Giang đang rơi vào nghịch cảnh hạn “bà chằn”, khiến cho nguồn lợi sản vật tôm, cá từ thiên nhiên ưu đãi trở nên khan hiếm. Người dân ngày đêm ngóng nước lũ về để kiếm sống.

23/09/2015
Phát hiện nhiều lô hàng thủy sản nhập khẩu nhiễm bệnh Phát hiện nhiều lô hàng thủy sản nhập khẩu nhiễm bệnh

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong thời gian qua, các cơ quan thú y cửa khẩu Việt Nam đã phát hiện 23 lô hàng thủy sản nhập khẩu nhiễm bệnh gồm cá mú giống, tôm giống có mầm bệnh truyền nhiễm và phải tiêu hủy.

23/09/2015
Vì sao xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm Vì sao xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm

Nguyên nhân xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm được chỉ ra là do Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của một số thị trường.

23/09/2015
Làm giàu từ nuôi cá song chuột Làm giàu từ nuôi cá song chuột

Song chuột là một loài cá biển có chất lượng thịt ngon, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, thích ứng tốt với các điều kiện môi trường và có giá bán cao trên thị trường.

23/09/2015