Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất khoảng 163.610 tấn đường

Theo nhận đình của ngành mía đường, 6 tháng năm 2015, tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường vùng ĐBSCL và cả nước có khả quan (năng suất mía ổn định, giá bán và tiêu thụ tốt hơn). Tuy nhiên, sản xuất, chế biến đường tại khu vực ĐBSCL còn gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể như: Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, nhất là đối với vùng nguyên liệu (vị trí xây dựng một số nhà máy đường chưa phù hợp, vùng nguyên liệu của nhà máy được quy hoạch trên đất khô cằn, phân tán và đan xen với cây trồng khác nên gặp khó khăn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và vận chuyển nguyên liệu).
Công tác giống mía chưa có chuyển biến rõ rệt, thâm canh chưa hợp lý, cơ giới hóa trong sản xuất mía còn thấp… Ngoài ra, trình độ công nghiệp sản xuất đường chưa cao; việc vận dụng để sản xuất các sản phẩm từ phế, phụ phẩm của ngành đường để nâng cao hiệu quả sản xuất chưa được quan tâm đúng mức.
Có thể bạn quan tâm

Để Dự án hoạt động tốt, Chi cục Lâm nghiệp (đơn vị thực thi Dự án) đề nghị Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ một số hoạt động như: thành lập thêm các nhóm sở thích về quế và thảo quả; quy hoạch vùng sản xuất quế tập trung; xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Yên Bái cho sản phẩm quế của tỉnh; các hoạt động về quảng bá và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Đối với một quả dưa bao từ đạt loại 1 chỉ khoảng 3 ngày tuổi, vì thế, ngày nào cũng phải thu hoạch nếu không quả to quá sẽ không được giá. Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch, cây cần đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đầy đủ nếu không sẽ rất nhanh ruỗng dây, không đảm bảo năng suất theo kế hoạch.

Mô hình "Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý sâu bệnh trên đồng rộng" hay gọi đơn giản như nông dân là "Trồng hoa trên bờ ruộng" trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang) 4 năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá.

Những ngày này, người dân đảo Bé đội mưa gió thu hoạch hết diện tích hành Thu Đông bị thối rữa bởi nước mưa. Dọc các trục đường trên đảo Bé, đâu đâu cũng thấy cây hành được chất thành đống phơi ngoài mưa gió và chờ mang ra biển đổ. Đời sống của người nông dân trên đảo Bé vốn đã khổ nay lại khổ hơn bởi tất cả vốn liếng mà họ đầu tư cho vụ hành này gần như mất trắng.

Để giải quyết thực trạng rau an toàn (RAT) sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, trong khi đó, người tiêu dùng lại không biết mua RAT ở đâu, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các hoạt động liên kết giữa người sản xuất với người tiêu dùng (NTD) và DN. Hy vọng, với cách làm này, sẽ giải quyết được những tồn tại để mở lối ra cho RAT.