Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất khoảng 163.610 tấn đường

Theo nhận đình của ngành mía đường, 6 tháng năm 2015, tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường vùng ĐBSCL và cả nước có khả quan (năng suất mía ổn định, giá bán và tiêu thụ tốt hơn). Tuy nhiên, sản xuất, chế biến đường tại khu vực ĐBSCL còn gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể như: Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, nhất là đối với vùng nguyên liệu (vị trí xây dựng một số nhà máy đường chưa phù hợp, vùng nguyên liệu của nhà máy được quy hoạch trên đất khô cằn, phân tán và đan xen với cây trồng khác nên gặp khó khăn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và vận chuyển nguyên liệu).
Công tác giống mía chưa có chuyển biến rõ rệt, thâm canh chưa hợp lý, cơ giới hóa trong sản xuất mía còn thấp… Ngoài ra, trình độ công nghiệp sản xuất đường chưa cao; việc vận dụng để sản xuất các sản phẩm từ phế, phụ phẩm của ngành đường để nâng cao hiệu quả sản xuất chưa được quan tâm đúng mức.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay, người dân thôn Văn Trị (Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị) sống nhờ việc đánh bắt tôm cá trên sông Ô Giang. Từ đời này sang đời khác, cá tôm ngày càng khan hiếm do vậy cuộc sống của bà con chưa được cải thiện nhiều.

Vài năm trở lại đây nhu cầu ớt xuất khẩu sang các nước châu Á như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc tăng mạnh nên giá ớt luôn ở mức khá cao.

Phát huy lợi thế vùng núi cao, ông Bùi Văn Thuân, thôn Nga 3, xã Cúc Phương (Nho Quan - Ninh Bình) đã mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi hươu. Qua gần chục năm, mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông cho hiệu quả kinh tế cao, hằng năm có thu nhập đạt trên 100 triệu đồng và giúp đỡ nhiều hộ gia đình khác về con giống để phát triển kinh tế.

Phát huy lợi thế của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thuần nông, thời gian qua, nuôi bò thịt đã trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả được người dân huyện Hồng Ngự chú trọng.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới cải tiến đang mang lại hiệu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mô hình này, bà con không cần một hệ thống nhà kính, nhà lưới kiên cố để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và hạn chế thấp nhất dịch bệnh hại cây. Nhờ vậy, giúp người trồng giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.