Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp Cò Lúa

Thương lái phải chi 20.000 - 25.000 đồng/tấn cho các “cò” mua lúa. Sau khi trả tiền “cò” thì thương lái sẽ tìm cách “bóp giá” thu mua lúa của nông dân.
Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.
Theo đó, thương lái phải chi 20.000 - 25.000 đồng/tấn cho các “cò” mua lúa. Sau khi trả tiền “cò” thì thương lái sẽ tìm cách “bóp giá” thu mua lúa của nông dân. Cùng với “cò” thu mua lúa, tình trạng “cò” cắt lúa cũng xuất hiện ở nhiều địa phương. Hai loại “cò” này chiếm khoảng 2% giá thành sản xuất của nông dân.
“Dù rất chia sẻ với nông dân khi tốn thêm khoản phí khó chịu này nhưng rất khó dẹp nạn “cò” lúa. Hiện nay, “cò” lúa tồn tại như một giao dịch trên thị trường”, Giám đốc Sở NN-PTNT một tỉnh ở ĐBSCL cho biết.
Tại ĐBSCL hiện nay chỉ có tỉnh Hậu Giang là có trưởng ấp trên đồng ruộng để liên lạc hỗ trợ nông dân tìm máy gặt liên hợp cắt lúa, bán lúa; giúp nông dân dẹp nạn “cò” lúa. Theo nhiều nông dân ĐBSCL, nếu Hội Nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo kết nối với hệ thống thương lái và nông dân, sẽ giúp dẹp được nạn “cò” lúa!
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các xã khác trên địa bàn huyện Mèo Vạc đang khẩn trương thu hoạch ngô, chuẩn bị đất để gieo trồng vụ mới thì người dân ở các xã: Niêm Tòng, Niêm Sơn, Khâu Vai mới bắt đầu tiến hành vun các diện tích ngô trồng lại.

Những năm qua, trên địa bàn xã Bản Luốc (Hoàng Su Phì) đã có nhiều hộ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH – KT vào sản xuất. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống người dân tại địa phương.

Nhiều người hiện nay đã chuyển hướng sang dùng trái cây nội địa hoặc hàng nhập khẩu từ nước khác. Nắm lấy cơ hội này, tiểu thương tại các chợ trên địa bàn cũng nhập về nhiều loại rau, củ từ Thái Lan. Hiện, ngoài thị trường, hàng Thái Lan đang lấn át hàng Trung Quốc về số lượng lẫn sức mua.

“Với gần 4.300ha nhãn cho thu hoạch với chất lượng quả rất cao, bán được giá gấp đôi, gấp ba so với nhãn thường, tư thương lại thu mua mạnh nên vụ nhãn năm nay người dân huyện Sông Mã rất phấn khởi” - ông Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch UBND huyện Sông Mã (Sơn La) hào hứng thông tin.

Dọn sạch cỏ dại và nuôi kiến đen trong vườn điều để làm thiên địch, đồng thời, sử dụng các loại thuốc phòng trừ hiệu quả bọ xít muỗi như: Oxymatrine (Vimatrine 0.6SL), Emamectin benzoate (Tasieu 1.0EC, 1.9EC, 2WG, 5WG), Abamectin (Nouvo 3.6EC, Plutel 1.8 EC, 3.6EC)…