Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp Cò Lúa

Thương lái phải chi 20.000 - 25.000 đồng/tấn cho các “cò” mua lúa. Sau khi trả tiền “cò” thì thương lái sẽ tìm cách “bóp giá” thu mua lúa của nông dân.
Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.
Theo đó, thương lái phải chi 20.000 - 25.000 đồng/tấn cho các “cò” mua lúa. Sau khi trả tiền “cò” thì thương lái sẽ tìm cách “bóp giá” thu mua lúa của nông dân. Cùng với “cò” thu mua lúa, tình trạng “cò” cắt lúa cũng xuất hiện ở nhiều địa phương. Hai loại “cò” này chiếm khoảng 2% giá thành sản xuất của nông dân.
“Dù rất chia sẻ với nông dân khi tốn thêm khoản phí khó chịu này nhưng rất khó dẹp nạn “cò” lúa. Hiện nay, “cò” lúa tồn tại như một giao dịch trên thị trường”, Giám đốc Sở NN-PTNT một tỉnh ở ĐBSCL cho biết.
Tại ĐBSCL hiện nay chỉ có tỉnh Hậu Giang là có trưởng ấp trên đồng ruộng để liên lạc hỗ trợ nông dân tìm máy gặt liên hợp cắt lúa, bán lúa; giúp nông dân dẹp nạn “cò” lúa. Theo nhiều nông dân ĐBSCL, nếu Hội Nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo kết nối với hệ thống thương lái và nông dân, sẽ giúp dẹp được nạn “cò” lúa!
Có thể bạn quan tâm

Dễ trồng, đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế rất cao. Đó là đánh giá về hiệu quả trồng cây măng tây xanh của người dân phường Văn Hải, TP Phan Rang- Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Quốc đảo Philippines từ lâu đã nổi tiếng là nơi cung cấp dừa và các sản phẩm từ dừa lớn nhất thế giới. Một phần ba dân số của Philippines sống phụ thuộc vào ngành công nghiệp dừa. Nhóm phóng viên VTC16 đã đến tìm hiểu về ngành công nghiệp đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho đất nước này.

Điểm khác nhau giữa mô hình 3 giảm, 3 tăng với các ruộng sản xuất đại trà là: sử dụng giống nguyên chủng PC6 (lúa chất lượng cao) với lượng giống 50 - 60 kg/ha, kết hợp công cụ sạ hàng để giảm lượng giống gieo sạ, điều tiết mật độ cây thích hợp và giảm công lao động, sử dụng phân bón vi sinh để thay thế 50% lượng phân đạm và lân, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa trong thời gian 40 ngày sau sạ

Từ bỏ công việc buôn bán, Học đăng ký thầu 5ha đất trũng thuộc khu Đầm Sung với thời gian 10 năm để thực hiện kế hoạch làm giàu.

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam