Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang

Nhìn thực tế, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Quang có thuận lợi là cửa ngõ của tỉnh; trình độ sản xuất của người dân khá đồng đều; huyện có những cánh đồng rộng ở các địa phương như Vĩnh Phúc, Quang Minh, Hùng An, Đồng Tâm, Đồng Yên, Việt Vinh, Kim Ngọc, Hữu Sản, Liên Hiệp...
Song, cũng có hạn chế như tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, phân tán, gây khó khăn khi áp dụng KHKT và cơ giới hoá, làm giảm hiệu quả sản xuất. Trước khi huyện triển khai kế hoạch DĐĐT, chúng tôi đã trao đổi với đồng chí Trần Văn Hòa, Bí thư Huyện ủy Bắc Quang được biết, việc DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng sẽ xây dựng được những cánh đồng mẫu, khuyến khích doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân.
Phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời nâng cao trình độ sản xuất cho người nông dân...
Triển khai kế hoạch, năm 2015 này huyện Bắc Quang lựa chọn DĐĐT thửa tại 2 xã có điều kiện thuận lợi nhất là xã Quang Minh và xã Vĩnh Phúc. Tại xã Quang Minh, chọn thôn Minh Tâm để làm điểm; tại xã Vĩnh Phúc, chọn thôn Vĩnh Ban làm điểm. Để thực hiện, huyện hỗ trợ kinh phí cho Ban phát triển mỗi thôn 5 triệu đồng để xây dựng phương án triển khai.
Hỗ trợ Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của 2 xã, mỗi xã 10 triệu đồng xây dựng Đề án DĐĐT. Hỗ trợ kinh phí san gạt mặt ruộng, dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, đắp bờ lô với mức 10 triệu đồng/ha đối với diện tích lúa 2 vụ và 5 triệu đồng/ha đổi với diện tích lúa 1 vụ.
Với việc chỉnh trang đồng ruộng, ngân sách huyện và lồng ghép các nguồn vốn khác hỗ trợ xi măng cho nhân dân làm đường và kênh mương nội đồng, các vật liệu khác và nhân công do nhân dân đóng góp. Ngân sách Nhà nước cũng sẽ cho vay thông qua việc “đầu tư có thu hồi” theo Đề án Thôn tự chủ, tự quản để thúc đẩy sản xuất.
Bắt tay vào cuộc, ngay từ cuối năm 2014, Bắc Quang huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Tại xã Vĩnh Phúc, đã lựa chọn cánh đồng Bản Quyết, thôn Vĩnh Ban với quy mô 5,16ha; tại xã Quang Minh, chọn cánh đồng Nà Choòng, thôn Minh Tâm với quy mô 5,2 ha.
Các xã và các thôn triển khai tổ chức họp dân để tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia và được các hộ dân có ruộng đồng tình ủng hộ. Trên cơ sở đó, tại cánh đồng Bản Quyết, đã dồn điền được 73 ô thửa nhỏ thành 20 ô thửa lớn; tại cánh đồng Nà Chòong, bước đầu đã dồn được 12 ô thửa nhỏ thành 1 ô thửa lớn với quy mô 1,7 ha.
Cùng với đó, các xã huy động đóng góp ủng hộ của nhân dân thi công được hàng trăm mét đường trục chính nội đồng với bề rộng mặt đường 3m; Nhà nước đầu tư xây dựng trên 1.100m kênh bê tông và nhân dân đào mới 220m kênh đất để thoát lũ, sửa chữa, nâng cấp 200m kênh xuống cấp.
Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình, chị Đỗ Thị Minh Lơ, Phó chủ tịch UBND xã Quang Minh cho biết: Trên cánh đồng DĐĐT, huyện chỉ đạo thực hiện sản xuất theo tiêu chí “5 cùng” là “cùng làm đất; cùng giống; cùng bón một loại phân; cùng chăm sóc phòng trừ sâu bệnh; cùng thu hoạch”.
Vụ Xuân năm nay, cánh đồng Nà Chòong được DĐĐT có diện tích hơn 1,7ha được thực hiện theo tiêu chí “5 cùng” đã cho những kết quả rất đáng khích lệ. Đầu tiên là tư duy sản xuất của người dân đến những diện tích lúa phát triển đồng đều, ít sâu bệnh và hứa hẹn một vụ năng suất.
Theo mục tiêu đề ra, Bắc Quang phấn đấu đến năm 2020, quyết tâm để cơ bản thực hiện xong việc DĐĐT và chỉnh trang đồng ruộng ở các cánh đồng tập trung thuộc các xã trọng điểm lúa, ngô của huyện như các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hùng An, Quang Minh, Việt Vinh, Đồng Tâm, Bằng Hành, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Hữu Sản, Vô Điếm.
Trong năm 2015 này, xã Quang Minh sẽ thực hiện xong tại thôn Minh Tâm, và triển khai thêm 1 thôn; xã Vĩnh Phúc thực hiện xong thôn Vĩnh Ban và triển khai thêm 1 thôn.
Các xã Đồng Yên, Việt Vinh, Đồng Tâm, mỗi xã chọn 1 cánh đồng để thực hiện. Các xã thuộc vùng trong điểm lúa, ngô của huyện xây dựng phương án, đề án và các điều kiện để triển khai cho các năm sau, gồm các xã: Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hùng An, Quang Minh, Việt Vinh, Đồng Tâm, Bằng Hành, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Hữu Sản, Vô Điếm.
Có thể bạn quan tâm

Đây là mô hình do anh Võ Nhật Nam, sinh năm 1986, ấp Hòa Phú xã Định Thành (Thoại Sơn - An Giang) đang thực hiện. Với chuyên môn Trung cấp chăn nuôi thú y, nhận thấy dê là loài động vật dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt, được nhiều hộ dân đầu tư để cải thiện kinh tế gia đình… anh Nam quyết định chọn và lai tạo giống dê hiện có của mình để đáp ứng nhu cầu của các hộ dân có ý tưởng đầu tư chăn nuôi. Mô hình đã đem lại tín hiệu khả quan cho cả anh lẫn hộ nuôi trong và ngoài địa phương.

Mô hình chăn nuôi vịt trời của gia đình anh Hồ Xuân Lý ở xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và còn tạo việc làm cho nhiều hộ dân trong vùng

Người dân thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) cho biết, hiện nay giá trăn đang giảm mạnh. Hiện, toàn xã Hiệp Lợi có hơn 150 hộ nuôi với khoảng 11.500 con trăn đứng trước nguy cơ lỗ vốn.

Các địa phương cần tổ chức ngay các đoàn công tác kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là chất Salbutamol trên địa bàn. Nơi tập trung kiểm tra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, trang trại, lò mổ và các chợ.

Việc sử dụng chất cấm salbutamol nhằm tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi đang ở mức báo động. Nếu không chặn đứng hiện tượng này, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó xuất khẩu và bị người tiêu dùng trong nước quay lưng.