Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang

Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang
Ngày đăng: 10/06/2015

Nhìn thực tế, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Quang có thuận lợi là cửa ngõ của tỉnh; trình độ sản xuất của người dân khá đồng đều; huyện có những cánh đồng rộng ở các địa phương như Vĩnh Phúc, Quang Minh, Hùng An, Đồng Tâm, Đồng Yên, Việt Vinh, Kim Ngọc, Hữu Sản, Liên Hiệp...

Song, cũng có hạn chế như tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, phân tán, gây khó khăn khi áp dụng KHKT và cơ giới hoá, làm giảm hiệu quả sản xuất. Trước khi huyện triển khai kế hoạch DĐĐT, chúng tôi đã trao đổi với đồng chí Trần Văn Hòa, Bí thư Huyện ủy Bắc Quang được biết, việc DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng sẽ xây dựng được những cánh đồng mẫu, khuyến khích doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân.

Phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời nâng cao trình độ sản xuất cho người nông dân...

Triển khai kế hoạch, năm 2015 này huyện Bắc Quang lựa chọn DĐĐT thửa tại 2 xã có điều kiện thuận lợi nhất là xã Quang Minh và xã Vĩnh Phúc. Tại xã Quang Minh, chọn thôn Minh Tâm để làm điểm; tại xã Vĩnh Phúc, chọn thôn Vĩnh Ban làm điểm. Để thực hiện, huyện hỗ trợ kinh phí cho Ban phát triển mỗi thôn 5 triệu đồng để xây dựng phương án triển khai.

Hỗ trợ Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của 2 xã, mỗi xã 10 triệu đồng xây dựng Đề án DĐĐT. Hỗ trợ kinh phí san gạt mặt ruộng, dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, đắp bờ lô với mức 10 triệu đồng/ha đối với diện tích lúa 2 vụ và 5 triệu đồng/ha đổi với diện tích lúa 1 vụ.

Với việc chỉnh trang đồng ruộng, ngân sách huyện và lồng ghép các nguồn vốn khác hỗ trợ xi măng cho nhân dân làm đường và kênh mương nội đồng, các vật liệu khác và nhân công do nhân dân đóng góp. Ngân sách Nhà nước cũng sẽ cho vay thông qua việc “đầu tư có thu hồi” theo Đề án Thôn tự chủ, tự quản để thúc đẩy sản xuất.

Bắt tay vào cuộc, ngay từ cuối năm 2014, Bắc Quang huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Tại xã Vĩnh Phúc, đã lựa chọn cánh đồng Bản Quyết, thôn Vĩnh Ban với quy mô 5,16ha; tại xã Quang Minh, chọn cánh đồng Nà Choòng, thôn Minh Tâm với quy mô 5,2 ha.

Các xã và các thôn triển khai tổ chức họp dân để tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia và được các hộ dân có ruộng đồng tình ủng hộ. Trên cơ sở đó, tại cánh đồng Bản Quyết, đã dồn điền được 73 ô thửa nhỏ thành 20 ô thửa lớn; tại cánh đồng Nà Chòong, bước đầu đã dồn được 12 ô thửa nhỏ thành 1 ô thửa lớn với quy mô 1,7 ha.

Cùng với đó, các xã huy động đóng góp ủng hộ của nhân dân thi công được hàng trăm mét đường trục chính nội đồng với bề rộng mặt đường 3m; Nhà nước đầu tư xây dựng trên 1.100m kênh bê tông và nhân dân đào mới 220m kênh đất để thoát lũ, sửa chữa, nâng cấp 200m kênh xuống cấp.

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình, chị Đỗ Thị Minh Lơ, Phó chủ tịch UBND xã Quang Minh cho biết: Trên cánh đồng DĐĐT, huyện chỉ đạo thực hiện sản xuất theo tiêu chí “5 cùng” là “cùng làm đất; cùng giống; cùng bón một loại phân; cùng chăm sóc phòng trừ sâu bệnh; cùng thu hoạch”.

Vụ Xuân năm nay, cánh đồng Nà Chòong được DĐĐT có diện tích hơn 1,7ha được thực hiện theo tiêu chí “5 cùng” đã cho những kết quả rất đáng khích lệ. Đầu tiên là tư duy sản xuất của người dân đến những diện tích lúa phát triển đồng đều, ít sâu bệnh và hứa hẹn một vụ năng suất. 

Theo mục tiêu đề ra, Bắc Quang phấn đấu đến năm 2020, quyết tâm để cơ bản thực hiện xong việc DĐĐT và chỉnh trang đồng ruộng ở các cánh đồng tập trung thuộc các xã trọng điểm lúa, ngô của huyện như các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hùng An, Quang Minh, Việt Vinh, Đồng Tâm, Bằng Hành, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Hữu Sản, Vô Điếm.

Trong năm 2015 này, xã Quang Minh sẽ thực hiện xong tại thôn Minh Tâm, và triển khai thêm 1 thôn; xã Vĩnh Phúc thực hiện xong thôn Vĩnh Ban và triển khai thêm 1 thôn.

Các xã Đồng Yên, Việt Vinh, Đồng Tâm, mỗi xã chọn 1 cánh đồng để thực hiện. Các xã thuộc vùng trong điểm lúa, ngô của huyện xây dựng phương án, đề án và các điều kiện để triển khai cho các năm sau, gồm các xã: Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hùng An, Quang Minh, Việt Vinh, Đồng Tâm, Bằng Hành, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Hữu Sản, Vô Điếm.


Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm thanh long Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm thanh long

Măm qua, thanh long là một trong những cây trồng lợi thế, tuy nhiên làm thế nào phát triển ổn định và bền vững trong môi trường cạnh tranh cao như hiện nay là vấn đề cần được quan tâm...

26/11/2015
Giá cam tăng mạnh Giá cam tăng mạnh

Thời điểm này, nhà vườn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang thu hoạch chính vụ cam xoàn và cam mật. Hiện giá 2 loại cam này đang tăng mạnh, nhà vườn rất phấn khởi. Cụ thể, thương lái mua tại vườn cam xoàn loại I giá 31.500 đồng/kg, tăng 6.000 đồng/kg;

26/11/2015
Mua thông tin về chất cấm với giá 5 triệu đồng Mua thông tin về chất cấm với giá 5 triệu đồng

Lãnh đạo Sở NNPTNT TP.HCM thông báo sẽ mua thông tin từ tất cả các cá nhân biết về hành vi sử dụng, mua bán chất cấm. Mỗi thông tin được trả cao nhất 5 triệu đồng.

26/11/2015
Xuất khẩu nông sản số lượng dẫn đầu, giá bán hạng 10 Xuất khẩu nông sản số lượng dẫn đầu, giá bán hạng 10

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết: Các mặt hàng như tiêu, điều, cà phê Việt Nam đều đứng số 1 hoặc số 2 về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên giá bán chỉ đứng ở hạng 6-10 trên thế giới.

26/11/2015
Thương lái Trung Quốc ép giá, người nuôi tôm hùm cắn răng bán lỗ Thương lái Trung Quốc ép giá, người nuôi tôm hùm cắn răng bán lỗ

Khác với hình thức phân loại để mua như những thời điểm trước đây, gần đây thương lái Trung Quốc đến vựa tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, Bình Định để thu mua tôm theo kiểu đổ đồng với giá từ 1,1 - 1,2 triệu đồng/kg, thấp hơn 200.000 - 500.000 đồng/kg.

26/11/2015