Đón Bằng Công Nhận Làng Nghề Chăn Nuôi Và Chế Biến Các Sản Phẩm Từ Ngựa

Sáng 16-12, tại xóm Phẩm 2, UBND xã Dương Thành (Phú Bình - Thái Nguyên) đã tổ chức Lễ đón bằng công nhận và cắt băng khánh thành cổng Làng nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa làng Phẩm. Đến dự có đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa của xã Dương Thành có từ những năm 80 của thế kỷ trước, tập trung ở 4 xóm: Phẩm 1, 2, 3 và 4. Năm 2011, từ 34 hội viên của Hội Chăn nuôi ngựa bạch làng Phẩm, người dân đã thành lập Hợp tác xã chăn nuôi ngựa bạch, thu hút 42 xã viên tham gia với trên 300 con ngựa thịt và sinh sản, chủ yếu là giống ngựa bạch.
Hằng năm, doanh thu từ chăn nuôi ngựa bạch của làng Phẩm, xã Dương Thành đạt khoảng 3 tỷ đồng, trong đó thu nhập của các hộ chăn nuôi đạt từ 130 - 150 triệu đồng/hộ/năm. Nhờ đó đời sống của người dân được nâng lên, nhiều hộ dân trong xã đã giàu lên nhờ chăn nuôi ngựa bạch.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nhữ Văn Tâm đề nghị, trong thời gian tới, bà con nhân dân xã Dương Thành cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm từ chăn nuôi ngựa bạch của xã tới đông đảo người dân trong và ngoài huyện. Đồng thời, tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Được biết, làng Phẩm, xã Dương Thành là làng nghề truyền thống thứ 5 của huyện Phú Bình được công nhận làng nghề truyền thống cấp tỉnh. Đây sẽ là động lực để bà con nhân dân trong xã tiếp tục sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm từ ngựa bạch ra thị trường.
Nguồn bài viết: http://www.thainguyentv.vn/default.aspx?tabid=494&ID=151094&CateID=361
Có thể bạn quan tâm

Liên kết sản xuất theo chuỗi, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò nhạc trưởng và nông dân là đối tác cùng chia sẻ lợi ích, thì hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ phát huy hiệu quả ổn định và lâu dài.

Ông Đặng Đình Thông, xóm 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, nhờ giống ngô mới mà 5 sào ngô gia đình ông thu được hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí giống, vật tư, công lao động còn lãi 12 triệu đồng.

UBND tỉnh vừa phê duyệt Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đây là 1 trong 3 mô hình nằm trong dự án CRSD được thực hiện trên địa bàn huyện này nhằm góp phần tái tạo nguồn sò huyết đặc sản đã bị khai thác cạn kiệt ở đầm Ô Loan.

Giống lúa ĐS1, Akita Komachi và Hananomai có nguồn gốc từ Nhật Bản trồng trên cánh đồng của huyện Tây Hòa, Đông Hòa và miền núi Sông Hinh. Đây là vụ đầu tiên đưa vào sản xuất mô hình lúa giống chất lượng tốt, qua đó tuyển chọn giống phù hợp để triển khai sản xuất đại trà nhằm xây dựng thương hiệu cánh đồng lúa Tuy Hòa chất lượng cao.