Đối Thoại Với Doanh Nghiệp Thu Mua Dừa Trái

Ngày 6-6-2014, Hiệp hội dừa Bến Tre phối hợp với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre, UBND xã Hương Mỹ (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) tổ chức buổi đối thoại giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua dừa trái. Có gần 50 nông hộ trồng dừa trên địa bàn xã Hương Mỹ tham dự.
Đại diện Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre đã giới thiệu đến nông dân trồng dừa một số nội dung chính trong “Chương trình hợp tác bao tiêu dừa trái”, cũng như một số lợi ích khi bà con tham gia chương trình này, như: khi giá dừa trên 50.000 đồng/chục, Công ty sẽ mua dừa của nông dân bằng giá thị trường, khi giá dừa dưới 50.000 đồng, Công ty vẫn cam kết thu mua dừa của nông dân 50.000 đồng/chục;
Công ty sẽ trực tiếp thu mua dừa trái của nông dân tại vườn như thương lái địa phương; định kỳ Công ty có cán bộ kỹ thuật tổ chức hội thảo, hướng dẫn trực tiếp về biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho nông dân; đặc biệt, nông dân sẽ được Công ty tạm ứng phân bón để chăm sóc vườn dừa và khấu trừ dần vào tiền bán dừa hàng tháng, cũng như tạm ứng tiền trước cho nông dân, tương đương 50% giá trị tiền dừa bán mỗi tháng.
Cũng tại buổi đối thoại, đại diện Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre cũng đã giải trình nhiều ý kiến thắc mắc của bà con trồng dừa xoay quanh việc ký hợp đồng bao tiêu dừa trái giữa nông dân với doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Cá ngừ đại dương được thương lái và các doanh nghiệp thu mua ngay tại cảng với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, cá loại 1 giảm từ 5 - 10% so với trước Tết, mỗi tàu thu về từ 150 triệu đến gần 400 triệu đồng. Với giá cá như hiện nay, giá dầu giảm, hầu hết các tàu đều có lãi hoặc hòa vốn.

Dak Lak là một trong những địa phương có ngành ong mật phát triển hàng đầu cả nước với khoảng 1.500 hộ nuôi ong, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm ong năm 2014 đạt 7.000 tấn. Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi sự chịu khó, chăm chỉ và cẩn thận, nên phù hợp với người lớn tuổi; tuy nhiên những năm gần đây, có nhiều chủ ong trẻ là những thanh niên đã biết vươn lên làm giàu từ nghề này.

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.

Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.

Hiện, huyện Bắc Hà đã gieo trực tiếp được 19,3 ha cây đương quy tại các xã: Nậm Mòn (6ha), Na Hối (5ha), Tà Chải (2ha), Lùng Phình (5ha), Bản Già (1,3ha). Ngoài ra, Trạm Khuyến nông huyện đã gieo ươm được hơn 1,3 triệu cây đương quy giống, đủ trồng diện tích còn lại trong thời gian tới.