Đối thoại, tham vấn về quy hoạch vùng trồng và chế biến quế trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức SNV, đại diện các huyện, thành phố và các xã có diện tích quế tập trung; một số doanh nghiệp, hộ thu mua, sản xuất và chế biến tinh dầu quế trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có trên 11 nghìn ha quế, được phân bố trên địa bàn 50 xã, thuộc 4 huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà và Văn Bàn. Để phục vụ sản xuất và tiêu thụ quế, trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều cơ sở chế biến tinh dầu quế và chế biến vỏ quế thô, trong đó, có 2 nhà máy sản xuất tinh dầu quế tập trung với công suất trên 80 nghìn tấn lá/năm, tương đương trên 40 tấn sản phẩm/năm.
Những năm gần đây, diện tích cây quế ngày càng mở rộng và trên thực tế đã mang lại thu nhập cao cho các hộ dân. Hiệu quả kinh tế ước đạt 440 triệu đồng/ha/chu kỳ kinh doanh, trung bình thu nhập của người trồng quế đạt khoảng 30 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 1,5 lần so với cây gỗ khác.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các vùng trồng quế của Lào Cai được đánh giá chưa cho diện tích chất lượng cao như mong muốn; việc chế biến tinh dầu quế, chế biến vỏ quế thô vẫn còn thô sơ, nên chất lượng và mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp trên một đơn vị diện tích, nâng cao độ che phủ rừng, ngành nông nghiệp tỉnh đã quy hoạch vùng trồng quế giai đoạn 2015 – 2025. Theo đó, vùng trồng quế tập trung của tỉnh đạt 24 nghìn ha, tại 50 xã thuộc 4 huyện: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên và Bắc Hà. Phấn đấu nâng giá trị sản xuất quế đạt từ 30 – 40 triệu đồng/ha/năm. Ngoài duy trì 2 nhà máy sản xuất chế biến tinh dầu quế sẵn có, khuyến khích xây dựng thêm 1 nhà máy chế biến tinh dầu để bao tiêu các sản phẩm quế tại các xã phía Tây Nam huyện Bảo Yên…
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến đối với dự thảo về quy hoạch vùng trồng quế và hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh. Đối với vấn đề quy hoạch mở rộng diện tích vùng trồng quế, các ý kiến cho rằng, dự thảo cần phân tích cụ thể hơn về nhu cầu tiêu thụ của thị trường, làm căn cứ để mở rộng diện tích trồng quế theo quy hoạch. Để tạo thương hiệu cho cây quế, cần có báo cáo đánh giá hiện trạng và chất lượng quế; có chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư kinh doanh, sản xuất sản phẩm từ cây quế; riêng các giải pháp thị trường cần phải có định hướng cụ thể.
Đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan cho rằng, để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún cần thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, phát triển cây quế hữu cơ, phân chia vùng cụ thể và có giải pháp thị trường. Bên cạnh đó, cần có các chuỗi dịch vụ hỗ trợ, như khuyến nông, tư vấn kỹ thuật, thông tin thị trường... phục vụ cho phát triển sản xuất quế tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Song hành với các chính sách hỗ trợ, những năm gần đây, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động bổ sung nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Từ thả cá hữu nghị với Trung Quốc trên sông Kỳ Cùng, đến thả cá bổ sung cho hồ thủy lợi.

Để tăng thu nhập gia đình, giúp người dân có địa điểm gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời chủ động giá…, UBND xã vừa ra quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi bồ câu Phan Văn Dũng (ấp Đồng Sặc). Tổ có 4 thành viên, mỗi thành viên nuôi trên 150 cặp bồ câu.

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt Đề án 1956) thực hiện trên địa bàn tỉnh ta với nhiều giải pháp đồng bộ đã cơ bản đạt được một số mục tiêu, kết quả đề ra. Quan trọng nhất đó là nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Năm 2013, ngoài việc triển khai các chương trình khuyến ngư thường xuyên như tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở các loại thủy sản nước ngọt; triển khai 3 mô hình thâm canh cá tổng hợp trong ao theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)…

Sau một thời gian dài giá huệ bông loại I chỉ cầm cự từ 800 - 1.000 đồng/bông thì khoảng hơn một tuần nay giá huệ tăng mạnh trở lại. Hiện tại, giá huệ bông loại I được thương lái mua tại ruộng từ 2.400 - 2.600 đồng/bông.