Đối thoại, tham vấn về quy hoạch vùng trồng và chế biến quế trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức SNV, đại diện các huyện, thành phố và các xã có diện tích quế tập trung; một số doanh nghiệp, hộ thu mua, sản xuất và chế biến tinh dầu quế trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có trên 11 nghìn ha quế, được phân bố trên địa bàn 50 xã, thuộc 4 huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà và Văn Bàn. Để phục vụ sản xuất và tiêu thụ quế, trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều cơ sở chế biến tinh dầu quế và chế biến vỏ quế thô, trong đó, có 2 nhà máy sản xuất tinh dầu quế tập trung với công suất trên 80 nghìn tấn lá/năm, tương đương trên 40 tấn sản phẩm/năm.
Những năm gần đây, diện tích cây quế ngày càng mở rộng và trên thực tế đã mang lại thu nhập cao cho các hộ dân. Hiệu quả kinh tế ước đạt 440 triệu đồng/ha/chu kỳ kinh doanh, trung bình thu nhập của người trồng quế đạt khoảng 30 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 1,5 lần so với cây gỗ khác.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các vùng trồng quế của Lào Cai được đánh giá chưa cho diện tích chất lượng cao như mong muốn; việc chế biến tinh dầu quế, chế biến vỏ quế thô vẫn còn thô sơ, nên chất lượng và mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp trên một đơn vị diện tích, nâng cao độ che phủ rừng, ngành nông nghiệp tỉnh đã quy hoạch vùng trồng quế giai đoạn 2015 – 2025. Theo đó, vùng trồng quế tập trung của tỉnh đạt 24 nghìn ha, tại 50 xã thuộc 4 huyện: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên và Bắc Hà. Phấn đấu nâng giá trị sản xuất quế đạt từ 30 – 40 triệu đồng/ha/năm. Ngoài duy trì 2 nhà máy sản xuất chế biến tinh dầu quế sẵn có, khuyến khích xây dựng thêm 1 nhà máy chế biến tinh dầu để bao tiêu các sản phẩm quế tại các xã phía Tây Nam huyện Bảo Yên…
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến đối với dự thảo về quy hoạch vùng trồng quế và hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh. Đối với vấn đề quy hoạch mở rộng diện tích vùng trồng quế, các ý kiến cho rằng, dự thảo cần phân tích cụ thể hơn về nhu cầu tiêu thụ của thị trường, làm căn cứ để mở rộng diện tích trồng quế theo quy hoạch. Để tạo thương hiệu cho cây quế, cần có báo cáo đánh giá hiện trạng và chất lượng quế; có chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư kinh doanh, sản xuất sản phẩm từ cây quế; riêng các giải pháp thị trường cần phải có định hướng cụ thể.
Đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan cho rằng, để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún cần thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, phát triển cây quế hữu cơ, phân chia vùng cụ thể và có giải pháp thị trường. Bên cạnh đó, cần có các chuỗi dịch vụ hỗ trợ, như khuyến nông, tư vấn kỹ thuật, thông tin thị trường... phục vụ cho phát triển sản xuất quế tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hiện dừa khô tại tỉnh Bến Tre được thương lái đến tận vườn thu mua chỉ còn ở mức 60.000-65.000 đồng/chục(mua dạng xô, thương lái tự bẻ dừa); còn giá thu mua tại vựa và nhiều nhà máy chế biến dừa cũng chỉ còn ở mức 80.000-95.000 đồng/chục.

Tận dụng diện tích trũng 7.000m2, anh Nguyễn Thành Trung ở ấp Chánh Hưng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) trồng môn (môn nước chấm trắng) để lấy ngó. Mô hình này cho năng suất cao, giá cả ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Từ sự thành công của các hộ trồng rong nho tại phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đang đặt ra nhiều hy vọng về một đối tượng nuôi trồng hải sản.

Để hạn chế ốc bươu vàng gây hại trên lúa, cơ quan chuyên môn khuyến cáo nông dân cần khẩn trương phun một số loại thuốc hóa học như: Bolis 4B, Bolis 6B, Bayluscide 250EC, Pazol 700WP, Dioto 250EC hoặc bắt diệt ốc và trứng ốc.

Theo Phòng Kinh tế TP Đà Lạt, hiện đã cuối vụ atiso, khan hiếm hàng là nguyên nhân khiến loại nông sản này tăng giá đột biến trong thời gian qua. Dự báo của nhiều tiểu thương tại chợ Đà Lạt, thời gian tới mặt hàng này có thể sẽ tiếp tục khan hiếm, tăng giá, vì vào mùa hè nhu cầu tiêu thụ của người dân là rất lớn.