Đối thoại chính sách thu hút đầu tư và phát triển thị trường nông sản Hà Tĩnh

Mục đích của buổi đối thoại này nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường nông sản, tăng cường hiệu quả của chương trình nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, hộ quy mô nhỏ tại tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời tạo cơ hội thảo luận bàn tròn giữa các doanh nghiệp - người sản xuất - chính quyền địa phương về chính sách phát triển thị trường các sản phẩm nông nghiệp tại Hà Tĩnh;
Cung cấp thêm cho chính quyền địa phương thông tin xác thực về các khó khăn, rào cản đang hạn chế các doanh nghiệp nhỏ vừa tham gia đầu tư và kinh doanh nông nghiệp.
Với tinh thần đó, buổi đối thoại đưa ra 2 chủ đề chính để thảo luận là: Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp và quy hoạch nông nghiệp;
Bình đẳng về cơ hội đối với các thành phần kinh tế trong việc tạo lập môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và phát triển thị trường nông sản ở Hà Tĩnh.
Theo đó, nhiều ý kiến của các doanh nghiệp, HTX đã xoay quanh những vấn đề khó khăn hiện nay như:
Việc liên kết với người dân gặp không ít trở ngại vì đa phần còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào chính sách mà chưa nghĩ đến việc phát triển sản xuất bền vững; các điều kiện, thủ tục tiếp cận một số chính sách cũng gặp không ít khó khăn.
Cũng tại buổi đối thoại, đại diện ngành NN&PTNT Hà Tĩnh đã trả lời một số câu hỏi đặt ra từ Đại sứ quán Canada, Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Phát triển (RED) về tình hình hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết chuỗi.
Có thể bạn quan tâm
Nhận thấy giải pháp tối ưu để phát triển bền vững sản xuất cá tra nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người nuôi và nhà chế biến là xây dựng mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp (DN) và các thành phần cung ứng dịch vụ trong chuỗi sản xuất.

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) vừa tổ chức nghiệm thu mô hình nuôi cá thâm canh trên diện tích hơn 20 ha tại các xã Đông Lỗ, Hợp Thịnh, Thái Sơn (Hiệp Hòa).
Tình hình thời tiết trong thời gian qua tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Tổ hợp tác (THT) nghề nuôi cút xã Long An (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) do các cựu chiến binh (CCB) làm nòng cốt.

Nung nấu ý định phát triển nghề chăn nuôi gà đã lâu, nhưng do nguồn vốn ít, nên năm 1996, vợ chồng anh Võ Thanh Thanh (thôn Trà Giang 3, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) chỉ mua 40 gà con giống Lương Phượng về nuôi.