Đối Thoại Chính Sách, Tăng Năng Lực Nông Dân

Sự kiện này đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý và tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 – 22/10.
Sáng 20/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo khu vực chương trình hợp tác trung hạn giữa Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) với các tổ chức nông dân khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2 (MTCP2). Dự hội nghị có 50 đại biểu đến từ các tổ chức nông dân ở 13 trong số 15 nước tham gia MTCP 2.
Sự kiện này đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý và tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 – 22/10. Ông Lại Xuân Môn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho hay, mục tiêu của MTCP2 là góp phần XĐGN ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường năng lực cho người nghèo ở nông thôn và tổ chức nông dân, nâng cao năng lực vận động chính sách cho các tổ chức nông dân, tăng cường cung cấp các dịch vụ cho nông dân và người nghèo ở nông thôn.
MTCP2 được thực hiện từ 2013 – 2018. Trước đó MTCP1 được thực hiện từ 2009 – 2013. Đây là kết quả đạt được sau hàng loạt các đối thoại, chia sẻ giữa các tổ chức nông dân - là sáng kiến của IFAD thông qua Diễn đàn Nông dân toàn cầu từ năm 2006 tại Rome.
MTCP2 có tác động đến 895 tổ chức nông dân ở 15 nước khoảng 15 triệu hội viên. Tại cuộc họp một số ý kiến cho rằng, hơn 80% lương thực tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là do nông dân nhỏ và nông dân quy mô hộ gia đình SX. Thật trớ trêu, họ cũng là những người nghèo nhất và thiếu lương thực nhất, là do qua hàng thế kỷ họ bị lãng quên, thiếu tiếp cận các nguồn lực cơ bản về SX, hỗ trợ dịch vụ, tham gia hoạch định chính sách nông nghiệp.
Hội nghị đặt ra vấn đề cần tổng kết các kết quả đạt được trong việc đi tiên phong thực hiện chương trình nhằm tăng cường năng lực để tham gia đối thoại chính sách và cung cấp dịch vụ cho hội viên, thảo luận các vấn đề và chuẩn bị cho kế hoạch thực hiện tiếp theo.
Trước khi cuộc họp diễn ra, đại biểu đã đi thăm thực tế hợp tác xã chè tại xã Bắc Sơn và hợp tác xã rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm

Đã từ nhiều năm nay, cây dưa lê trồng xen giữa 2 vụ lúa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình ở xã Hưng Long (Ninh Giang - Hải Dương).

Cây chôm chôm là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Nam nước ta; là loại cây ưa chuộng đất thịt pha cát hay pha sét, tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt; thích hợp với những nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, lượng mưa phân bố hằng năm khoảng 2.000mm…

Hơn 30 tuổi, có trong tay gần 2.000 gốc cam và quất, vườn cây ăn quả của anh Vũ Văn Dũng, phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội là địa chỉ cho nhiều ND đến tham quan, học hỏi.

Sáng 15/6, Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh nhện đỏ, chổi rồng và rệp sáp hồng trên cây sắn cho 65 học viên là cán bộ và người dân các xã Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Cà Lúi, Phước Tân.

Nếu như ở nhiều nơi để thu hút thiên địch, nông dân thường áp dụng trồng hoa trên bờ mẫu, thì một số nông dân thuộc tổ hợp tác sản xuất ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy tận dụng đất bờ bao để trồng dưa hấu vừa có lợi về môi trường, vừa cho hiệu quả về kinh tế.