Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đối Thoại Chính Sách, Tăng Năng Lực Nông Dân

Đối Thoại Chính Sách, Tăng Năng Lực Nông Dân
Ngày đăng: 21/10/2014

Sự kiện này đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý và tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 – 22/10.

Sáng 20/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo khu vực chương trình hợp tác trung hạn giữa Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) với các tổ chức nông dân khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2 (MTCP2). Dự hội nghị có 50 đại biểu đến từ các tổ chức nông dân ở 13 trong số 15 nước tham gia MTCP 2.

Sự kiện này đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý và tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 – 22/10. Ông Lại Xuân Môn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho hay, mục tiêu của MTCP2 là góp phần XĐGN ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường năng lực cho người nghèo ở nông thôn và tổ chức nông dân, nâng cao năng lực vận động chính sách cho các tổ chức nông dân, tăng cường cung cấp các dịch vụ cho nông dân và người nghèo ở nông thôn.

MTCP2 được thực hiện từ 2013 – 2018. Trước đó MTCP1 được thực hiện từ 2009 – 2013. Đây là kết quả đạt được sau hàng loạt các đối thoại, chia sẻ giữa các tổ chức nông dân - là sáng kiến của IFAD thông qua Diễn đàn Nông dân toàn cầu từ năm 2006 tại Rome.

MTCP2 có tác động đến 895 tổ chức nông dân ở 15 nước khoảng 15 triệu hội viên. Tại cuộc họp một số ý kiến cho rằng, hơn 80% lương thực tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là do nông dân nhỏ và nông dân quy mô hộ gia đình SX. Thật trớ trêu, họ cũng là những người nghèo nhất và thiếu lương thực nhất, là do qua hàng thế kỷ họ bị lãng quên, thiếu tiếp cận các nguồn lực cơ bản về SX, hỗ trợ dịch vụ, tham gia hoạch định chính sách nông nghiệp.

Hội nghị đặt ra vấn đề cần tổng kết các kết quả đạt được trong việc đi tiên phong thực hiện chương trình nhằm tăng cường năng lực để tham gia đối thoại chính sách và cung cấp dịch vụ cho hội viên, thảo luận các vấn đề và chuẩn bị cho kế hoạch thực hiện tiếp theo.

Trước khi cuộc họp diễn ra, đại biểu đã đi thăm thực tế hợp tác xã chè tại xã Bắc Sơn và hợp tác xã rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Vụ Đông 2014 Từ Truyền Thống Đến Hàng Hóa Sản Xuất Vụ Đông 2014 Từ Truyền Thống Đến Hàng Hóa

Sản xuất trong điều kiện khó khăn, nhưng sản phẩm vụ đông bao giờ cũng cho giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần cây lúa. Xây dựng vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, chuyển từng bước tư duy lẫn hình thức sản xuất của người nông dân từ truyền thống sang hàng hóa trên cơ sở nhu cầu thị trường đang là sự lựa chọn của nhiều địa phương ở Hà Tĩnh…

10/09/2014
Thanh Sơn Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Thanh Sơn Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Từ năm 2012 đến nay kinh tế trang trại của huyện Thanh Sơn đã có sự phát triển rõ nét, số trang trại, gia trại ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động.

10/09/2014
Năng Suất Giống Lúa Thuần CXT30 Ước Đạt 82tạ/ha Năng Suất Giống Lúa Thuần CXT30 Ước Đạt 82tạ/ha

Vụ mùa năm 2014, HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng Vĩnh Lại phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao đưa vào gieo trồng thử nghiệm giống lúa thuần ngắn ngày CXT30, với quy mô 41,75ha, tại xứ đồng Cầu, Hương Muôi, Vải Đường thuộc khu 14 và 17, xã Vĩnh Lại.

10/09/2014
38 Sản Phẩm Việt Nam Được Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý 38 Sản Phẩm Việt Nam Được Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý

Ngày 9/9, tại triển lãm “Chỉ dẫn địa lý quốc tế 2014” tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho biết, hiện Việt Nam có 38 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó phần lớn là nông sản, đứng thứ 2 sau Thái Lan trong khu vực ASEAN.

10/09/2014
Chưa Có Lô Hàng Rau Gia Vị Xuất Sang EU Nhiễm Vi Khuẩn Salmonella Chưa Có Lô Hàng Rau Gia Vị Xuất Sang EU Nhiễm Vi Khuẩn Salmonella

Bón vôi cho đất để hạn chế vi sinh vật trong đất; chỉ sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục; thu hoạch sản phẩm không để trực tiếp xuống đất và sàn nhà; nơi tập trung, sơ chế rau phải được cách ly với các động vật; nước rửa rau phải là nước sinh hoạt, phải thay nước thường xuyên để tránh nhiễm bẩn cho rau.

10/09/2014