Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác

Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.
Nhận thấy cuộc sống vất vả quanh năm mà thu nhập chẳng được bao nhiêu so với công sức bỏ ra, sau khi học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của các hộ gia đình khác trong xã, anh Y Hô xác định muốn tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống thì cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năm 1995 anh mạnh dạn chuyển sang trồng cây cà phê.
Tuy nhiên, những năm đầu năng suất cà phê của gia đình anh thấp hơn rất nhiều so với các hộ dân trên địa bàn, nếu như các hộ gia đình khác đạt từ 3-4 tấn/ha thì vườn cà phê của gia đình anh chỉ đạt 2-2,5 tấn/ha. Những năm đó, giá cả thị trường lại lên xuống bấp bênh nên cuộc sống gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn.
Không nản chí trước khó khăn, anh Y Hô đã tích cực tìm đến bạn bè và các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương để học hỏi kinh nghiệm.
Nguyên nhân vườn cà phê của gia đình anh kém hiệu quả là do nguồn giống chưa được bảo đảm và cây cà phê được trồng không đúng quy cách, trồng quá dày so với diện tích quy định… Với những nguyên nhân trên nếu cứ cố trồng và chăm sóc cũng không đem lại hiệu quả cao nên anh quyết định phá bỏ toàn bộ cà phê cũ để trồng mới, bằng những loại giống mới, cho năng suất cao.
Đồng thời anh cũng mạnh dạn chuyển đổi một nửa diện tích đất sang trồng cây cao su, nhằm xây dựng mô hình kinh tế bền vững, cũng như hạn chế tình trạng “được mùa mất giá” khi trồng độc canh một loại cây. Trong những năm qua, nhờ áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng, điều trị bệnh cho cây trồng nên vườn cà phê, cao su của gia đình anh phát triển xanh tốt và đang dần phát huy hiệu quả.
Đến nay, năng suất cà phê của gia đình anh đạt ổn định từ 3-3,5 tấn/ha, diện tích cây cao su cũng đã bắt đầu cho thu hoạch. Chưa bằng lòng với kết quả đạt được, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, anh Y Hô đã trồng xen tiêu trong vườn cà phê của gia đình.
Dù đến nay chỉ mới có 200/800 trụ tiêu bắt đầu cho thu hoạch nhưng cũng giúp cho gia đình anh có thêm được nguồn thu nhập khá. Với 200 trụ tiêu, năm vừa rồi gia đình anh thu bói được hơn 5 tạ tiêu, thu nhập hàng chục triệu đồng. Hiện tổng mức thu nhập của gia đình anh sau khi đã trừ hết chi phí đầu tư đạt khoảng 200 triệu đồng…
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2014, cả nước đã có 2 ca tử vong do nhiễm cúm gia cầm H5N1. Cùng với đó, virus cúm A/H7N9 cũng đang rình rập xâm nhập nước ta khi số người mắc cúm A/H7N9 tại một địa phương của Trung Quốc giáp với biên giới Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ.

Chợ heo Bà Rén nằm nép mình bên đầu cầu Bà Rén, gần Quốc lộ 1A thuộc xã Quế Xuân (Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Hình thành từ những năm 1970, đây là một trong những chợ heo lớn nhất nước.

Dáng dấp chẳng khác gì những con ngựa lọc cọc kéo xe, thồ hàng ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, hay ngựa giải trí - thể thao dành cho du khách đến cao nguyên Đà Lạt, thế nhưng, những con ngựa ở Trại chăn nuôi Suối Dầu của Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) - Bộ Y tế có một nét khác biệt vì chúng sinh trưởng chỉ để thực hiện sứ mệnh… hiến máu cứu người.

Sáng 3/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), một số chợ ở thành phố Long Xuyên (An Giang) hoạt động mua bán gà sống với tên gọi là “gà thả vườn” có số lượng hàng trăm con diễn ra khá nhộn nhịp.

Nghe cứ ngỡ là loại heo cảnh nhưng thực ra đó là đàn lợn có mẹ là giống lai kinh tế màu trắng được phối với con lợn đực to tới hơn 1 tạ có màu vàng da bò rất đẹp.