Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác

Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác
Ngày đăng: 14/07/2014

Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.

Nhận thấy cuộc sống vất vả quanh năm mà thu nhập chẳng được bao nhiêu so với công sức bỏ ra, sau khi học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của các hộ gia đình khác trong xã, anh Y Hô xác định muốn tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống thì cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năm 1995 anh mạnh dạn chuyển sang trồng cây cà phê.

Tuy nhiên, những năm đầu năng suất cà phê của gia đình anh thấp hơn rất nhiều so với các hộ dân trên địa bàn, nếu như các hộ gia đình khác đạt từ 3-4 tấn/ha thì vườn cà phê của gia đình anh chỉ đạt 2-2,5 tấn/ha. Những năm đó, giá cả thị trường lại lên xuống bấp bênh nên cuộc sống gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn.

Không nản chí trước khó khăn, anh Y Hô đã tích cực tìm đến bạn bè và các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương để học hỏi kinh nghiệm.

Nguyên nhân vườn cà phê của gia đình anh kém hiệu quả là do nguồn giống chưa được bảo đảm và cây cà phê được trồng không đúng quy cách, trồng quá dày so với diện tích quy định… Với những nguyên nhân trên nếu cứ cố trồng và chăm sóc cũng không đem lại hiệu quả cao nên anh quyết định phá bỏ toàn bộ cà phê cũ để trồng mới, bằng những loại giống mới, cho năng suất cao.

Đồng thời anh cũng mạnh dạn chuyển đổi một nửa diện tích đất sang trồng cây cao su, nhằm xây dựng mô hình kinh tế bền vững, cũng như hạn chế tình trạng “được mùa mất giá” khi trồng độc canh một loại cây. Trong những năm qua, nhờ áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng, điều trị bệnh cho cây trồng nên vườn cà phê, cao su của gia đình anh phát triển xanh tốt và đang dần phát huy hiệu quả.

Đến nay, năng suất cà phê của gia đình anh đạt ổn định từ 3-3,5 tấn/ha, diện tích cây cao su cũng đã bắt đầu cho thu hoạch. Chưa bằng lòng với kết quả đạt được, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, anh Y Hô đã trồng xen tiêu trong vườn cà phê của gia đình.

Dù đến nay chỉ mới có 200/800 trụ tiêu bắt đầu cho thu hoạch nhưng cũng giúp cho gia đình anh có thêm được nguồn thu nhập khá. Với 200 trụ tiêu, năm vừa rồi gia đình anh thu bói được hơn 5 tạ tiêu, thu nhập hàng chục triệu đồng. Hiện tổng mức thu nhập của gia đình anh sau khi đã trừ hết chi phí đầu tư đạt khoảng 200 triệu đồng…


Có thể bạn quan tâm

Dưa hấu ế vì thông tin thị trường mù mờ! Dưa hấu ế vì thông tin thị trường mù mờ!

Thông tin trong thời đại hiện nay không thể nói là khan hiếm và khó cập nhật. Nhưng sản xuất và thị trường tiêu thụ nông sản đều có tính thời vụ nhiều nên việc cập nhập không kịp thời khiến người sản xuất không nắm được tín hiệu của thị trường để chủ động điều tiết. Doanh nghiệp được trông đợi là người chắp mối giữa thị trường và sản xuất.

21/04/2015
Mô hình vườn dừa xiêm xanh hiệu quả Mô hình vườn dừa xiêm xanh hiệu quả

Xã Long Thới có diện tích trồng dừa lớn nhất huyện Chợ Lách (Bến Tre), với 257ha trồng dừa, chiếm khoảng 25%. Cây dừa gắn bó với nông dân ở đây khá lâu, hầu hết đều có độ tuổi vài chục năm.

21/04/2015
Hưng Yên triển vọng mới từ mô hình trồng rau thủy canh Hưng Yên triển vọng mới từ mô hình trồng rau thủy canh

Biết anh Nguyễn Hoàng Tùng xã Đình Dù (Văn Lâm - Hưng Yên) qua một cuộc hội thảo của ngành nông nghiệp. Chúng tôi bị lôi cuốn bởi niềm đam mê trồng rau thủy canh của anh.

21/04/2015
Trao “cần câu” cho nông dân Trao “cần câu” cho nông dân

Thời gian qua, Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) luôn chú trọng tập huấn kỹ thuật trồng rau và chuyển giao công nghệ mới cho người dân. Nhờ vậy, nhiều người dân trong xã ngày càng có thu nhập cao, đời sống ổn định.

21/04/2015
Kinh nghiệm thâm canh cây mì phát triển bền vững Kinh nghiệm thâm canh cây mì phát triển bền vững

Để trồng thâm canh theo hướng bền vững thì người trồng cần có chế độ canh tác hợp lý. Cây mì nếu trồng liên tiếp nhiều vụ mà không có biện pháp cải tạo đất thì đất sẽ bạc màu, khô cằn, chứa nhiều nấm, bệnh gây hại.

21/04/2015