Độc Đáo Xoài Tứ Quý Vỏ Vàng

Vỏ xoài tứ quý khi còn sống vốn màu xanh nhưng sau thời gian bao trái vỏ sẽ “biến” hoàn toàn thành vàng.
Những trái xoài độc đáo này vừa được ông Trần Văn Trung- Tổ trưởng Tổ hợp tác Sản xuất xoài tứ quý vàng Thuận Thành (ấp Phú Mỹ, xã Tân Phú, Tam Bình, Vĩnh Long) “trình làng” tại hội thảo “Liên kết tìm đầu ra cho nông sản chủ lực tỉnh Vĩnh Long” do Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long tổ chức.
Ông Trần Văn Trung cho biết, cách nay hơn 1 năm trong một lần sang các tỉnh Tiền Giang ông đã học được cách bao trái độc đáo này, sau đó áp dụng khá thành công trên 20 công trồng xoài tứ quý vườn nhà.
Theo ông, loại bao này có xuất xứ từ Đài Loan, giá khoảng 1.500- 2.000 đ/bao, được bán nhiều tại một số tỉnh chuyên canh xoài ở Tiền Giang và Đồng Tháp. Thời điểm bao trái hiệu quả khi xoài ra trái khoảng 1 tháng rưỡi. Trước khi bao cần phun thuốc phòng trị các bệnh như thán thư, côn trùng,… sau đó chăm sóc bình thường.
Từ khi bao trái đến nay, nhờ màu sắc bắt mắt, giá trị xoài vườn nhà ông và tổ viên nâng lên rõ rệt. Tổ hợp tác Sản xuất xoài tứ quý vàng Thuận Thành có 16 hộ tham gia, khoảng 10ha, vào vụ mỗi ngày cung ứng 1- 2 tấn xoài vỏ vàng cho các siêu thị, chợ đầu mối, giá gấp 2 lần so giá thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Được một cán bộ Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) giới thiệu, chúng tôi háo hức vượt hơn 10km đường rừng lên núi cao để đến thăm mô hình nuôi cá tầm của ông Mai Thanh Lâm (62 tuổi, ngụ tổ dân phố 13, thị trấn Mađaguôi).

Nhằm nắm bắt và tiếp tục tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 8/5, Sở NN&PTNT kết hợp với các huyện tổ chức hội nghị giao ban tại huyện Phú Tân.

Những năm qua, chăn nuôi luôn giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Phát triển chăn nuôi đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.

Tính đến tháng 4-2015, huyện Phú Giáo (Bình Dương) có tổng đàn gia cầm trên 1 triệu 375 ngàn con, tăng 1,01%; đàn trâu 302 con, tăng 4,5%; đàn bò 1.758 con, tăng 43,51%; đàn heo trên 119.400 con, tăng 1,03% so với năm 2014.

Đó là mô hình nuôi dúi quy mô trang trại của ông Trần Thái, ở thôn Phú Lâm, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông Thái kể: “Tình cờ sau trận lũ lịch sử năm 2013, tôi bắt được 2 con dúi đang đào hang ăn rễ tre và măng tre trong trang trại gia đình.