Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Độc Đáo Vải Thiều Ra Quả Trên Thân

Độc Đáo Vải Thiều Ra Quả Trên Thân
Ngày đăng: 09/07/2013

Vụ vải thiều năm nay, anh Trần Văn Hành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thực hiện thành công phương pháp cho vải thiều ra quả trên thân cây, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cách làm truyền thống…

Vào những ngày cuối vụ thu hoạch vải thiều, chúng tôi về thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, thăm trang trại vải thiều VietGAP độc đáo của gia đình anh Trần Văn Hành (người dân tộc Sán Dìu). Ngoài chức Chủ tịch Hội Nông dân, anh còn đảm nhiệm vai Chủ nhiệm câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông xã Giáp Sơn, từng hơn 20 năm gắn bó với cây vải thiều, trong đó có gần chục năm thực hiện quy trình sản xuất vải thiều VietGAP.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn vải đang thu hoạch, anh Hành cho biết: "Vụ vải thiều năm nay, gia đình tôi thu hoạch khoảng 15 tấn quả, giá bình quân 25 nghìn đồng/kg, cao hơn gần 10 nghìn đồng/kg so với giá chung trên thị trường".

Vườn vải thiều nhà anh Hành rộng khoảng 1 ha, có hơn 300 cây đều sai trĩu quả. Điều đặc biệt là hàng trăm cây đều ra chùm quả ở trên thân trông chẳng khác gì những chùm nho lớn đang chín mọng.

Do ra quả ở dưới thấp nên việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thuận tiện và đỡ tốn kém hơn so với việc chăm sóc những quả trên ngọn, chất lượng và mẫu mã cũng tốt hơn, chỉ 30 quả là được 1 kg (bình thường 1kg từ 35 - 40 quả).

Những năm trước, để thu hái được hơn 10 tấn vải thiều tươi, anh Hành phải thuê 6 lao động, mỗi buổi sáng một lao động cũng chỉ hái được 1 tạ quả. Còn bây giờ, chỉ cần 3 lao động hái vải, năng suất cao gấp đôi mà không vất vả. Vào thời điểm cuối vụ, nhiều tư thương đặt mua hàng tấn quả/ngày với giá 28 nghìn đồng/kg.

Nói về kinh nghiệm sản xuất vải thiều ra quả trên thân cây, anh Hành chia sẻ, trước tiên cần tỉa cành trên ngọn thật thưa cho ánh sáng chiếu vào thân cây, sau đó giữ nguyên những cành nhỏ ra trong thân cây để sau này vải ra chùm quả từ đó. Thực hiện khoanh cành vào thời gian thích hợp và khoanh mở rộng hơn so với bình thường. Anh Hành dự định sẽ phổ biến kỹ thuật sản xuất vải thiều mới này rộng ra trong thôn.


Có thể bạn quan tâm

Mở Rộng Diện Tích Nuôi Các Giống Cá Cho Thu Nhập Cao Mở Rộng Diện Tích Nuôi Các Giống Cá Cho Thu Nhập Cao

Hiện nay thủy sản đã được xác định là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh. Năng suất thủy sản ngày càng được nâng cao, giúp giá các mặt hàng ổn định, có mức giá vừa phải, phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng đồng thời vẫn giúp người nuôi thủy sản tăng thu nhập.

06/03/2015
Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp

Nếu như năm 2001, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI cả nước, thì 10 năm sau, con số này chỉ còn 1%, với khoảng 500 dự án còn hiệu lực. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp nước ta đạt 3,31%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong năm vừa qua đạt 30,86 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là đồ gỗ, cà phê, tiêu, điều và các loại rau quả.

06/03/2015
Vào Vụ Nuôi Tôm Vào Vụ Nuôi Tôm

Từ sáng sớm ngày hôm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn phường An Phú (TP.Tam Kỳ) bắt đầu thả tôm giống vào ao và tiến hành kiểm tra môi trường nước. Ông Đỗ Văn Lành (khối phố Phú Sơn, phường An Phú) cho biết: “Điều kiện sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng rất khác các loài nhuyễn thể, giáp xác khác và cá nuôi.

06/03/2015
Thăng Bình Huy Động Gần 2.500 Tỷ Đồng Xây Dựng Nông Thôn Mới Thăng Bình Huy Động Gần 2.500 Tỷ Đồng Xây Dựng Nông Thôn Mới

Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi, mở rộng diện tích chủ động nước tưới lên hơn 2.500ha. Trong 4 năm qua, toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng vào xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, huyện Thăng Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50% số xã đạt 15 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới...

06/03/2015
Duy Xuyên Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Bảo Vệ Lúa Đông Xuân Duy Xuyên Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Bảo Vệ Lúa Đông Xuân

Vụ đông xuân, huyện Duy Xuyên gieo sạ 3.850ha lúa. Do thời tiết ban ngày nắng ấm, lạnh về đêm, sáng sớm có sương mù nên có hàng trăm héc ta lúa ở các xã Duy Hòa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Tân, Duy Phú và thị trấn Nam Phước bị các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại nặng trên 20ha và chuột gây hại trên 13,5ha ở khu vực ven đồi núi.

06/03/2015