Doanh nghiệp thu mua sản phẩm thủy sản của Hậu Giang còn yếu

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 nhà máy chế biến cá tra, hàng chục thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua cá đồng. Thế nhưng, thay vì sử dụng nguồn thủy sản nguyên liệu của người dân Hậu Giang thì các doanh nghiệp, cũng như thương lái thường chọn mua sản phẩm từ các tỉnh khác.
Nguyên nhân chủ yếu là do công tác kiểm tra kháng sinh trên các loại thủy sản như cá tra, thát lát, lươn và một số sản phẩm thủy sản khác thời gian qua còn hạn chế; chưa kể là quá trình kiểm tra chưa được công bố rộng rãi trên trang web nên các doanh nghiệp khó tiếp cận thông tin. Ngoài ra, công tác quản lý thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà; và chưa có sự liên kết chặt chẽ từ cơ sở sản xuất cá giống đến người nuôi, người bán và doanh nghiệp.
Tại buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp thu mua, chế biến thủy sản diễn ra mới đây, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nguyễn Văn Đồng khẳng định, từ đây đến cuối năm, doanh nghiệp dự kiến thu mua vùng nào thì ngành sẽ tiến hành kiểm tra ngay chất lượng kháng sinh, hóa chất vùng đó; và đưa lên cổng thông tin điện tử của ngành nông nghiệp Hậu Giang để các doanh nghiệp tiện theo dõi.
Bên cạnh đó, sẽ tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết hợp thủy lợi; kiến nghị các ngành liên quan của tỉnh quan tâm thực hiện công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản tham gia đầu tư, thu mua sản phẩm trên địa bàn Hậu Giang,…
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.

Cụ thể, rau dền lấy hạt năng suất đạt 4 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 30.000 - 34.000 đồng/kg tùy theo chủng loại và chất lượng, trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác, nông dân còn lãi 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các loại rau màu khác cũng đạt khá như rau muống lấy hạt đạt 3 tấn/ha, giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg; ớt có giá từ 14.000 đồng - 15.000 đồng/kg, nông dân vẫn có lợi nhuận.

Trồng sắn mì nhiều năm làm đất bạc màu và củ ít, nên đầu tháng 9/2014, anh Ma Blý (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) đã quyết định chuyển 1,9ha đất rẫy trồng sắn của mình sang trồng cây đậu đỏ. Niềm vui đã đến với gia đình Ma Blý, khi đậu đỏ vừa được mùa, được giá.

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.

Số lượng hạt bán ra thị trường chưa nhiều, trong khi thông tin về loại cây mới này đang nóng lên từng ngày khiến giá thu mua mỗi nơi một kiểu.