Doanh nghiệp thu mua sản phẩm thủy sản của Hậu Giang còn yếu

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 nhà máy chế biến cá tra, hàng chục thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua cá đồng. Thế nhưng, thay vì sử dụng nguồn thủy sản nguyên liệu của người dân Hậu Giang thì các doanh nghiệp, cũng như thương lái thường chọn mua sản phẩm từ các tỉnh khác.
Nguyên nhân chủ yếu là do công tác kiểm tra kháng sinh trên các loại thủy sản như cá tra, thát lát, lươn và một số sản phẩm thủy sản khác thời gian qua còn hạn chế; chưa kể là quá trình kiểm tra chưa được công bố rộng rãi trên trang web nên các doanh nghiệp khó tiếp cận thông tin. Ngoài ra, công tác quản lý thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà; và chưa có sự liên kết chặt chẽ từ cơ sở sản xuất cá giống đến người nuôi, người bán và doanh nghiệp.
Tại buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp thu mua, chế biến thủy sản diễn ra mới đây, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nguyễn Văn Đồng khẳng định, từ đây đến cuối năm, doanh nghiệp dự kiến thu mua vùng nào thì ngành sẽ tiến hành kiểm tra ngay chất lượng kháng sinh, hóa chất vùng đó; và đưa lên cổng thông tin điện tử của ngành nông nghiệp Hậu Giang để các doanh nghiệp tiện theo dõi.
Bên cạnh đó, sẽ tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết hợp thủy lợi; kiến nghị các ngành liên quan của tỉnh quan tâm thực hiện công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản tham gia đầu tư, thu mua sản phẩm trên địa bàn Hậu Giang,…
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm gần đây, phong trào nuôi chim yến trên địa bàn Cà Mau phát triển mạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân, giải quyết nguồn lao động lớn cho địa phương.

Trong khi dịch bệnh gia súc, gia cầm vừa mới cơ bản được khống chế, thì nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản lại đang bùng lên hết sức phức tạp.

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất, chất lượng lúa, phấn đấu hoàn thành thắng lợi vụ xuân năm 2014, ngành nông nghiệp Hà Nội đã kịp thời tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang xuất hiện giống tiêu ghép lạ có gốc ghép là tiêu rừng (tiêu trầu) hay gọi là tiêu Nam Mỹ.

Ớt là cây trồng truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trước đây, có thời kỳ ớt được trồng nhiều để xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên, một thời gian dài ớt xuống giá nên sản phẩm ớt không còn trở thành hàng hóa. Những năm gần đây, trên thị trường sản phẩm ớt được giá nên người dân đã quan tâm trồng trở lại loại cây này.