Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh nghiệp đầu tàu đất Chín Rồng

Doanh nghiệp đầu tàu đất Chín Rồng
Ngày đăng: 29/07/2015

Qua 2 năm triển khai đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, đã có một số DN tổ chức SX hiệu quả, nổi lên như một điểm sáng trên đất Chín Rồng.

Ông Phạm Thái Bình, GĐ Cty TNHH Trung An, phường Trung Kiên (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) khẳng định, để tái cơ cấu thành công thì phải làm cho được cánh đồng lớn (CĐL).

Cty đã liên kết với nông dân 4 tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang xây dựng CĐL với tổng diện tích khoảng 10.000 ha.

"Để đạt được mục tiêu đề ra, Cty đã ký kết với Sóc Trăng thực hiện 2.300 ha CĐL, kết quả đến nay đã đạt được 1.500 ha. Ký kết với Cần Thơ và đã thực hiện được 2.000/3.000 ha kế hoạch.

Mặc dù chưa ký kết với ngành chủ quản nhưng Cty đã về Kiên Giang liên kết với nông dân thực hiện được 1.200 ha và tại An Giang 500 ha.

Với diện tích đã thực hiện thì vẫn chưa đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu để XK. Gạo của chúng tôi bán được giá là do liên kết với nông dân SX lúa đạt chất lượng cao và có truy xuất nguồn gốc", ông Bình nói.

Cũng theo ông Bình, muốn thực hiện CĐL thành công thì DN phải biết chia sẻ lợi nhuận cùng bà con. DN đóng vai trò chủ đạo chính trong chuỗi liên kết SX. Đề nghị Chính phủ có thêm chính sách cho DN tích cực tham gia xây dựng CĐL như hỗ trợ cơ giới hóa...

Ông Bùi Văn Ngọ, GĐ Cty TNHH Cơ khí nông công nghiệp nói: "Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp là cực kỳ quan trọng trong tái cơ cấu. Qua khảo sát của các chuyên gia thì tổn thất sau thu hoạch hằng năm ở ĐBSCL khoảng 12%, mất tới 25.000 tỷ đồng.

Với số tiền này Cty đảm bảo đầu tư được hơn 1.000 máy sấy công suất 400 tấn/mẻ, bình quân 400.000 tấn lúa/ngày. Trong 3 tháng sấy 12 triệu tấn lúa thì sẽ không còn cảnh tạm trữ lúa gạo. Lúa chủ động khâu làm khô đạt chuẩn thì không lo thương lái ép giá.

Điển hình như Cty TNHH Trung An đã mạnh dạn liên kết với nông dân và đầu tư máy nông nghiệp phục vụ SX, chế biến sản phẩm gạo chất lượng nên bán được giá cao. Sở dĩ lúa gạo luôn trúng mùa rớt giá là do thiếu hệ thống máy sấy và kho dự trữ...

Tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề cấp thiết. Việc cần làm trước tiên là đẩy mạnh cơ giới hóa vào SX, đặc biệt là khâu chế biến. Giải quyết được vấn đề này thì chắc chắn ngành nông nghiệp sẽ phát triển bền vững”.

Ông Nguyễn Văn Trãi, GĐ HTX Tân Cường, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết, HTX SX 1.500 ha CĐL và sẽ mở rộng diện tích trong những năm tiếp theo.

Năm 2015 xã viên SX được khoảng 20.000 tấn lúa thương phẩm. Năng lực sấy khô và chế biến của HTX là 20.000 tấn lúa/năm. Nếu được vay vốn ưu đãi thì HTX sẽ giúp nhiều nông dân hưởng lợi như đề án tái cơ cấu đề ra.

Qua 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, vụ HT 2014 khu vực ĐBSCL có 101 DN tham gia ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa trên diện tích 77.420 ha, tăng 15% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, hợp đồng liên kết thành công chỉ khoảng 42.605 ha, đạt 55%.

Ngoài ra, 16 DN thuộc Hiệp hội Lương thực VN tại 8 tỉnh khu vực ĐBSCL thí điểm liên kết SX được 12.886 ha, trong đó ký hợp đồng thực tế được hơn 9.923 ha, đạt trên 80%. Vụ ĐX 2014-2015 toàn vùng thực hiện được 130.332 ha CĐL, đạt 77,2% kế hoạch, trong đó diện tích ký kết hợp đồng thu mua 61.709 ha, đạt 47%...


Có thể bạn quan tâm

Để Quả Điều Luôn “Vàng” Trên Đất Bình Phước: Thời Vàng Son Của Điều Để Quả Điều Luôn “Vàng” Trên Đất Bình Phước: Thời Vàng Son Của Điều

Là thủ phủ của điều và một thời được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào bản địa, nhưng vài năm trở lại đây người dân Bình Phước không còn mặn mà với cây điều. Họ đua nhau chặt điều trồng cao su vì giá rớt liên tục, thu không đủ chi.

17/06/2012
Giá Cá Tra Giống Tại ĐBSCL Tăng Mạnh Trở Lại Giá Cá Tra Giống Tại ĐBSCL Tăng Mạnh Trở Lại

Sau một thời gian dài cá tra giống sụt giảm, thì hiện đã tăng mạnh trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10.

08/04/2012
Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

10/04/2012
Hà Giang Tạm Dừng Chương Trình Trồng Cây Caosu Hà Giang Tạm Dừng Chương Trình Trồng Cây Caosu

Sau những đợt rét đậm kéo dài khiến nhiều hécta caosu bị chết, Hà Giang quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng loại cây này.

18/06/2012
Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Đối Diện Nguy Cơ Phá Sản Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Đối Diện Nguy Cơ Phá Sản

Chiều 9.4, ông Đỗ Kim Đồng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hòa (Phú Yên) - cho biết, hiện đã có 80% diện tích trong tổng số 504 ha ao hồ ở hạ lưu sông Bàn Thạch thả nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại.

12/04/2012