Doanh Nghiệp Chăn Nuôi FDI Đẩy Giá Trứng Tăng Cao Từng Ngày

Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, giá trứng hơn một tuần nay đang bị các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đẩy giá tăng từng ngày.
Theo đại diện Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đã tăng giá trứng từ từ bằng cách bán nhỏ giọt gà giống đẻ để thu hẹp dần nguồn cung của các trang trại.
Thời điểm trước tết, do nhu cầu thị trường tăng nhưng lượng trứng ít, doanh nghiệp FDI nhạy bén nắm được tình hình nên tăng giá và đã bị các cơ quan quản lý chấn chỉnh.
Hiện nay, các doanh nghiệp này tận dụng việc cung sụt giảm, cầu tăng nên họ có quyền tăng giá bán. Các chuyên gia trong ngành chăn nuôi nhận định, cách làm của doanh nghiệp FDI là chiêu làm “đúng luật” mà vẫn “thổi” được giá trứng lên, đưa lợi nhuận vào tay mình. Hộ chăn nuôi chỉ còn lợi nhuận rất ít.
Hiện thị trường gà giống và gà thịt công nghiệp của Việt Nam do ba doanh nghiệp C.P, Japfa, Emivest chi phối. Chỉ tính riêng khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), mỗi tháng, 3 doanh nghiệp này cung cấp khoảng 6,2 - 6,5 triệu con giống. Các doanh nghiệp nắm gần như 100% thị phần gà giống công nghiệp.
Trước đó, vào tháng 12/2012, các doanh nghiệp cũng đã tuyên bố tăng giá trứng và sau đó phải đồng thuận giảm giá trở lại do Ủy ban TP.HCM tuyên bố kiểm tra nguyên nhân tăng giá trứng của các doanh nghiệp này.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi tham quan và nhận thấy cách nuôi thủy sản trong ruộng lúa ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đạt hiệu quả cao, ông Trần Thành Đại (ở thôn Kiên Long, xã Bình Thành, tỉnh Bình Định) đã xây dựng một mô hình nuôi lươn, cá rô đồng trên diện tích gần 3 sào ruộng lúa.

Thời tiết thay đổi bất thường, vùng nuôi ô nhiễm, con giống kém chất lượng… là nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm trắng trên tôm nuôi. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này, người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan.

Ngày 04/11/2015 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã tổ chức cuộc tham quan - hội thảo mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học tại xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy cho hơn 50 nông dân thuộc 8 xã tham dự.

Liên tiếp trong những ngày vừa qua, ngư dân ven đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đã có nguồn thu nhập đáng kể nhờ khai thác được một sản lượng tôm tít (có nơi còn gọi là tôm bàn chải) khá lớn.
Nếu giai đoạn năm 2010 - 2011 được xem là thời kỳ “hoàng kim” của vùng chuyên canh tôm càng xanh huyện Tam Nông (Đồng Tháp) thì năm 2015 được đánh giá là giai đoạn khó khăn đối với người nuôi tôm càng xanh.