Doanh Nghiệp Chăn Nuôi FDI Đẩy Giá Trứng Tăng Cao Từng Ngày

Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, giá trứng hơn một tuần nay đang bị các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đẩy giá tăng từng ngày.
Theo đại diện Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đã tăng giá trứng từ từ bằng cách bán nhỏ giọt gà giống đẻ để thu hẹp dần nguồn cung của các trang trại.
Thời điểm trước tết, do nhu cầu thị trường tăng nhưng lượng trứng ít, doanh nghiệp FDI nhạy bén nắm được tình hình nên tăng giá và đã bị các cơ quan quản lý chấn chỉnh.
Hiện nay, các doanh nghiệp này tận dụng việc cung sụt giảm, cầu tăng nên họ có quyền tăng giá bán. Các chuyên gia trong ngành chăn nuôi nhận định, cách làm của doanh nghiệp FDI là chiêu làm “đúng luật” mà vẫn “thổi” được giá trứng lên, đưa lợi nhuận vào tay mình. Hộ chăn nuôi chỉ còn lợi nhuận rất ít.
Hiện thị trường gà giống và gà thịt công nghiệp của Việt Nam do ba doanh nghiệp C.P, Japfa, Emivest chi phối. Chỉ tính riêng khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), mỗi tháng, 3 doanh nghiệp này cung cấp khoảng 6,2 - 6,5 triệu con giống. Các doanh nghiệp nắm gần như 100% thị phần gà giống công nghiệp.
Trước đó, vào tháng 12/2012, các doanh nghiệp cũng đã tuyên bố tăng giá trứng và sau đó phải đồng thuận giảm giá trở lại do Ủy ban TP.HCM tuyên bố kiểm tra nguyên nhân tăng giá trứng của các doanh nghiệp này.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.

Sò huyết, đặc sản đầm Ô Loan, ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên gần như bị cạn kiệt và đứng trước nguy cơ biến mất do mất cân bằng sinh thái.
Chiều 18/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã tiếp và làm việc với ông Tai Kun Stai, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Sinh học biển Long Điền, Đài Loan.

Hiện nay, người tiêu dùng thường lo ngại về an toàn thực phẩm và mong muốn có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu, dự án “Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành nông nghiệp và PTNT" (MESMARD-2) đã hỗ trợ Tổng cục Thủy sản xây dựng một ứng dụng phần mềm trên cơ sở nền tảng CSDL báo cáo tiến độ cá tra trước đây.

Bộ NN & PTNT đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt hơn 80% số hộ nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay, việc áp dụng VietGAP tại hộ nuôi thủy sản đang gặp nhiều khó khăn.