Doanh Nghiệp Chăn Nuôi FDI Đẩy Giá Trứng Tăng Cao Từng Ngày

Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, giá trứng hơn một tuần nay đang bị các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đẩy giá tăng từng ngày.
Theo đại diện Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đã tăng giá trứng từ từ bằng cách bán nhỏ giọt gà giống đẻ để thu hẹp dần nguồn cung của các trang trại.
Thời điểm trước tết, do nhu cầu thị trường tăng nhưng lượng trứng ít, doanh nghiệp FDI nhạy bén nắm được tình hình nên tăng giá và đã bị các cơ quan quản lý chấn chỉnh.
Hiện nay, các doanh nghiệp này tận dụng việc cung sụt giảm, cầu tăng nên họ có quyền tăng giá bán. Các chuyên gia trong ngành chăn nuôi nhận định, cách làm của doanh nghiệp FDI là chiêu làm “đúng luật” mà vẫn “thổi” được giá trứng lên, đưa lợi nhuận vào tay mình. Hộ chăn nuôi chỉ còn lợi nhuận rất ít.
Hiện thị trường gà giống và gà thịt công nghiệp của Việt Nam do ba doanh nghiệp C.P, Japfa, Emivest chi phối. Chỉ tính riêng khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), mỗi tháng, 3 doanh nghiệp này cung cấp khoảng 6,2 - 6,5 triệu con giống. Các doanh nghiệp nắm gần như 100% thị phần gà giống công nghiệp.
Trước đó, vào tháng 12/2012, các doanh nghiệp cũng đã tuyên bố tăng giá trứng và sau đó phải đồng thuận giảm giá trở lại do Ủy ban TP.HCM tuyên bố kiểm tra nguyên nhân tăng giá trứng của các doanh nghiệp này.
Có thể bạn quan tâm

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.