Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đìu Hiu Thị Trường Vải Thiều Hải Dương

Đìu Hiu Thị Trường Vải Thiều Hải Dương
Ngày đăng: 19/06/2014

Hàng chục tấn vải của người dân Thanh Hà, Hải Dương đang chín rộ nhưng nhiều hộ gia đình không buồn thu hoạch khi giá vải ngày càng giảm mạnh.

Ghi nhận trong chiều 18 - 6 tại xã Thanh Xá, Thanh Hà, Hải Dương, dù đang là thời điểm thu hoạch chính vụ song không khí thu mua diễn ra ảm đạm, đìu hiu.

Trong khi nhiều xe tải của thương lái đứng chờ cả ngày trời vẫn chỉ có số ít vải được xếp trong góc thùng xe, thì nhiều người dân chở vải đứng đợi hàng giờ trong nắng nóng do không bán được hàng vì chưa thống nhất được mức giá hợp lý với thương lái.

Ông Trần Tuấn Dinh, một thương lái từ Kim Thành, Hải Dương phân trần: “Năm nay thị trường vải xuất sang Trung Quốc không được nhiều nên vải ở các nơi đều đổ dồn vào thị trường nội địa. Vì vậy tôi cũng chỉ có thể thu mua với giá 6.000 đồng/kg mới có lãi”.

Với mức giá 6.000 - 7.000 đồng/kg nhiều người dân quyết định không bán bởi so với năm ngoái họ đang bị mất đến quá nửa giá. Chở theo sọt vải chất ngất, dù quả to tròn, đều nhưng ông Đỗ Văn Thinh (Thanh Xá, Thanh Hà, Hải Dương) cũng chỉ được các thương lái trả nâng lên mức 7.500 đồng/kg.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Mai Văn Hội - phó giám đốc Sở Công thương Hải Dương - cho biết sở đã họp với các tỉnh thành trong Nam và đã ký kết nguyên tắc phối hợp tiêu thụ vải với Bắc Giang cùng 11 tỉnh thành Đông và Tây Nam bộ để đảm bảo đầu ra cho quả vải từ năm sau trở đi.

Theo số liệu của Sở Công thương Hải Dương, hiện toàn tỉnh có hơn 11.000 ha đất trồng vải với năng suất đạt 50.000 tấn, chiếm khoảng 1/3 lượng vải cả nước. Tuy nhiên, do sức mua từ thị trường Trung Quốc giảm dẫn đến lượng vải dồn vào thị trường nội địa nhiều nên giá vải đang giảm xuống nhanh chóng kể từ đầu vụ đến nay.

“Công sức đầu tư, chăm sóc cho cây vải nhiều nhưng giá cả năm nay thấp nên hơn chục tấn vải đã chín nhưng gia đình tôi vẫn chưa muốn thu hoạch vì giá thấp quá”, anh Đỗ Văn Thiện (Thanh Xá, Thanh Hà, Hải Dương) ngậm ngùi.


Có thể bạn quan tâm

Các Mô Hình Do Dự Án VAC Xây Dựng Đều Có Thể Nhân Rộng Các Mô Hình Do Dự Án VAC Xây Dựng Đều Có Thể Nhân Rộng

Đây sẽ là nguồn thu nhập lâu dài của các hộ tham gia dự án và là nơi tham quan học tập nghề vườn ở mỗi địa phương. Hiện có khoảng 780 hộ bước đầu có thu nhập hơn 700 triệu đồng từ vật nuôi và CAQ.

25/12/2013
Năng Suất Lạc Đông Giảm Năng Suất Lạc Đông Giảm

Những ruộng lạc đã đến kỳ thu hoạch ở xã Diễn Thịnh - vùng trồng lạc tập trung của huyện Diễn Châu (Nghệ An) phủ một màu đen héo úa. Vào vụ thu hoạch, nhưng nông dân không phấn khởi vì lạc bị giảm năng suất so với mọi năm...

03/12/2013
Nghề Nuôi Heo Nọc Nghề Nuôi Heo Nọc

Không như mọi ngày, sáng nay anh Lập dậy hơi muộn. Dư vị của trận nhậu tưng bừng tối hôm qua vẫn còn làm anh uể oải. Bữa tiệc do một khách hàng khao mừng việc con heo nái của mình đã hạ sinh được 14 con mà vẫn “mẹ tròn con vuông”. Đó là “thành quả” do có “tay nghề” của con heo nọc giống mà anh Lập đã nuôi dưỡng hơn hai năm nay.

25/12/2013
"5 Tác Động" Cho Ca Cao Lâm Đồng

Quy trình đã triển khai hiệu quả tại 2 huyện trồng ca cao trọng điểm của Lâm Đồng là huyện Đạ Huoai và huyện Đạ Tẻh.

03/12/2013
Trồng Bắp Tràng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Bắp Tràng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô hình trồng bắp tràng (bắp thu trái non) do Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) phối hợp với Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) triển khai thực hiện trên diện tích 504,5ha tại 2 xã Hội An Đông và Mỹ An Hưng A được đánh giá là cho hiệu quả rất cao so với trồng lúa.

03/12/2013