Định Mức Cho Vay Trồng Mía Tăng Lên 70 Triệu Đồng/ha

Ông Huỳnh Kim - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Cù Lao Dung cho biết, trong các năm qua, đơn vị đã tập trung ưu tiên đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Riêng với cây trồng chủ lực của địa phương là cây mía, Agribank Cù Lao Dung có sự quan tâm đặc biệt hơn.
Nếu như trước đây, định mức cho vay để trồng mía là 40 triệu đồng/ha, sau đó là 50 triệu đồng, thì hiện nay mức đầu tư đã tăng lên 70 triệu đồng/ha. Nhiều nông dân trồng mía cho biết, với mức đầu tư như vậy, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí chăm sóc mía...
Tính đến giữa tháng 8-2013, tổng dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cù Lao Dung là 280 tỉ đồng, trong đó dư nợ cho vay trồng mía chiếm gần 50% trên tổng dư nợ. Tuy chiếm tỷ trọng dư nợ cao, giá bán mía thường không ổn định, nhưng ý thức trả nợ của nông dân sản xuất mía khá tốt, trả nợ đúng hạn nên tỷ lệ nợ xấu ở lĩnh vực này không đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Để đảm bảo các quy định về nuôi động vật hoang dã (ĐVHD), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp quản lý.

Theo ông Lâm Xuân Tuấn, Giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau, đến thời điểm này, các hạng mục công trình trong đề án nâng cấp lưới điện 3 pha giai đoạn I phục vụ các vùng nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã hoàn thành.

Những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển mạnh. Diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng nhanh ở các đối tượng và vùng nuôi nước ngọt, nuôi mặn, lợ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với đường biên giới dài cùng nhiều đoạn sông, suối giáp biên giới, Lào Cai là địa bàn thuận lợi cho các đối tượng buôn lậu và vận chuyển gia cầm nhập trái phép.

Không chỉ thích nghi tốt với điều kiện bất lợi của môi trường, dòng lợn Pietrain kháng stress còn có tỷ lệ nạc cao từ 60 -62%, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới hiện nay.