Định Mức Cho Vay Trồng Mía Tăng Lên 70 Triệu Đồng/ha

Ông Huỳnh Kim - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Cù Lao Dung cho biết, trong các năm qua, đơn vị đã tập trung ưu tiên đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Riêng với cây trồng chủ lực của địa phương là cây mía, Agribank Cù Lao Dung có sự quan tâm đặc biệt hơn.
Nếu như trước đây, định mức cho vay để trồng mía là 40 triệu đồng/ha, sau đó là 50 triệu đồng, thì hiện nay mức đầu tư đã tăng lên 70 triệu đồng/ha. Nhiều nông dân trồng mía cho biết, với mức đầu tư như vậy, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí chăm sóc mía...
Tính đến giữa tháng 8-2013, tổng dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cù Lao Dung là 280 tỉ đồng, trong đó dư nợ cho vay trồng mía chiếm gần 50% trên tổng dư nợ. Tuy chiếm tỷ trọng dư nợ cao, giá bán mía thường không ổn định, nhưng ý thức trả nợ của nông dân sản xuất mía khá tốt, trả nợ đúng hạn nên tỷ lệ nợ xấu ở lĩnh vực này không đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Bắt đầu từ tháng 4 âm lịch đến nay, bơ ở Lâm Đồng vào mùa thu hoạch rộ, tại các thôn, xã huyện nông dân tất bật hái bơ để bán cho thương lái.

Dù mang tinh thần tạo thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu (XK), song sau vài tháng thực thi, các doanh nghiệp (DN) thủy sản đang rơi vào thế khó với chính các vấn đề kỹ thuật trong Thông tư 38/2015/TT-BTC (TT38) của Bộ Tài chính.

Chiều 30/6/2015, tại đầm tôm xóm Học Văn, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu - Nghệ An), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An và Trạm khuyến nông huyện Quỳnh Lưu tổ chức nghiệm thu mô hình hỗ trợ nuôi tôm theo quy trình VietGap năm 2015.

Hàng ngàn hộ dân tại Trà Vinh có thu nhập khá từ mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng, đồng thời rừng ngập mặn hồi sinh.

Tiền Giang được mệnh danh là một trong những trung tâm lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về sản xuất, cung ứng con giống thủy sản, đặc biệt là sinh sản giống nhân tạo.