Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Định Hướng Phát Triển Chim Yến Ven Biển Phú Yên Đến Năm 2020

Định Hướng Phát Triển Chim Yến Ven Biển Phú Yên Đến Năm 2020
Ngày đăng: 19/11/2014

Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.

Chiều 18/11, tại Phú Yên, diễn ra Hội thảo khoa học Định hướng phát triển quần thể chim yến đảo vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Tỉnh Phú Yên có sẵn nguồn chim yến bố mẹ cùng vùng biển, đảo rộng lớn khá thuận lợi phát triển nghề nuôi chim yến với hơn 23.000 con. Năm 2011, tỉnh Phú Yên triển khai Dự án “Phục hồi, phát triển, quản lý và bảo vệ quần thể chim yến hàng”.

Đến nay, được sự trợ giúp của Công ty Yến sào Khánh Hòa, bằng các giải pháp kỹ thuật như dẫn dụ, di đàn, quản lý... tỉnh Phú Yên đã phục hồi được 4/12 hang đảo yến, tạo tiền đề cho nghề nuôi chim yến tại tỉnh Phú Yên trong tương lai. Mặt khác, mô hình nuôi yến hàng tại gia của người dân tại Phú Yên cũng đang phát triển với 100 hộ nuôi chim yến, chủ yếu tập trung tại thành phố Tuy Hòa. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nỗ lực thực hiện các biện pháp kỹ thuật, tổng đàn chim yến tại tỉnh này sẽ tăng lên nhiều trong thời gian tới.

Ông Lê Văn Cự, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết: “Dự án khảo sát trở lại những hang có tiềm năng nhất và có dấu vết của yến để khai thác được. Có thể nói Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.

Với sự hợp tác này trong thời gian qua, cho thấy rằng, với tốc độ phát triển này, trong một thời gian ngắn nữa những đảo, những hang của Phú Yên sẽ được khôi phục... và chúng tôi kết hợp một lần nữa sẽ chuyển giao công nghệ.”

Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Dinh-huong-phat-trien-chim-yen-ven-bien-Phu-Yen-den-nam-2020-108-48119.html


Có thể bạn quan tâm

Nhạy bén trong sản xuất Nhạy bén trong sản xuất

Cách đây vài năm, cũng như nhiều bà con trong vùng, ông Nguyễn Văn Chí, ở ấp Thăm Trơi B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quen với việc làm ruộng độc lập. Ông cho biết, lúc đó, người bơm nước người không nên cuối cùng người này làm ảnh hưởng ruộng lúa người khác. Ðến cuối vụ, ai cũng bị thất thoát, năng suất lúa không cao.

11/04/2015
Phát triển vùng chuyên canh rau Thống Nhất (Đồng Nai) Phát triển vùng chuyên canh rau Thống Nhất (Đồng Nai)

Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) hiện có hơn 400 hécta đất trồng rau. Không chỉ được thị trường biết đến là vùng trồng rau với diện tích lớn, đa dạng về chủng loại của tỉnh mà Thống Nhất còn là địa phương có nhiều vùng rau đặc sản nổi tiếng xa gần.

11/04/2015
Nhà vườn bế tắc, chặt bỏ cao su vì rớt giá Nhà vườn bế tắc, chặt bỏ cao su vì rớt giá

Giá mủ cao su xuống thấp nhất trong vòng 4 năm qua khiến người trồng cao su chặt phá loại cây này, chuyển đổi sang cây trồng khác…

11/04/2015
An Giang nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến ruộng lúa An Giang nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến ruộng lúa

Để làm cơ sở khoa học cho việc nhân rộng diện tích ứng dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú (An Giang) đã đề xuất các ngành chức năng có liên quan thực hiện đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến mật độ sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 tại xã Vĩnh Lộc (An Phú).

11/04/2015
Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp)

Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa phổ biến hiện nay kéo theo thay đổi phương thức trồng nấm rơm. Người trồng nấm rơm có sáng kiến đến tận ruộng thu rơm để sản xuất nấm rơm tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

11/04/2015