Định Hướng Phát Triển Chim Yến Ven Biển Phú Yên Đến Năm 2020

Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.
Chiều 18/11, tại Phú Yên, diễn ra Hội thảo khoa học Định hướng phát triển quần thể chim yến đảo vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Tỉnh Phú Yên có sẵn nguồn chim yến bố mẹ cùng vùng biển, đảo rộng lớn khá thuận lợi phát triển nghề nuôi chim yến với hơn 23.000 con. Năm 2011, tỉnh Phú Yên triển khai Dự án “Phục hồi, phát triển, quản lý và bảo vệ quần thể chim yến hàng”.
Đến nay, được sự trợ giúp của Công ty Yến sào Khánh Hòa, bằng các giải pháp kỹ thuật như dẫn dụ, di đàn, quản lý... tỉnh Phú Yên đã phục hồi được 4/12 hang đảo yến, tạo tiền đề cho nghề nuôi chim yến tại tỉnh Phú Yên trong tương lai. Mặt khác, mô hình nuôi yến hàng tại gia của người dân tại Phú Yên cũng đang phát triển với 100 hộ nuôi chim yến, chủ yếu tập trung tại thành phố Tuy Hòa. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nỗ lực thực hiện các biện pháp kỹ thuật, tổng đàn chim yến tại tỉnh này sẽ tăng lên nhiều trong thời gian tới.
Ông Lê Văn Cự, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết: “Dự án khảo sát trở lại những hang có tiềm năng nhất và có dấu vết của yến để khai thác được. Có thể nói Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.
Với sự hợp tác này trong thời gian qua, cho thấy rằng, với tốc độ phát triển này, trong một thời gian ngắn nữa những đảo, những hang của Phú Yên sẽ được khôi phục... và chúng tôi kết hợp một lần nữa sẽ chuyển giao công nghệ.”
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Dinh-huong-phat-trien-chim-yen-ven-bien-Phu-Yen-den-nam-2020-108-48119.html
Có thể bạn quan tâm

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 20 năm nữa, Việt Nam vẫn phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Điều này báo chí đã phân tích nhiều, có lẽ không cần bàn cãi. Bài viết này ghi nhận ý kiến của các chuyên gia liên quan đến câu chuyện thay đổi tư duy làm nông nghiệp của Việt Nam. Đáng chú ý, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel tại Việt Nam, khẳng định: nông nghiệp chính là tương lai.