Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điểm mới canh tác lúa ở Sóc Trăng

Điểm mới canh tác lúa ở Sóc Trăng
Ngày đăng: 01/09/2015

Họ cùng nhau quyết tâm đưa vào chương trình những kỹ thuật mới nhằm phá vỡ những bế tắc về khan hiếm lực lượng lao động, chi phí đầu tư cao mà phần lợi nhuận lại ít ỏi.

Thế là với sự cổ vũ và bảo trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cũng như doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang, nhóm đã quyết định ứng dụng kỹ thuật gieo mạ để sử dụng máy cấy cũng như thu hoạch lúa bằng máy.

Nhóm 5 nông dân đã được tập huấn kỹ thuật liên hoàn bao gồm chỉ sử dụng 1 giống đặc sản, gieo cấy cùng một thời gian và áp dụng gói biện pháp kỹ thuật do các nhà cố vấn của Cty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn.

Nhóm cũng tự tay ghi chép tỷ mỉ các hoạt động đã được huấn luyện để tập tính toán kinh tế cho nay mai bước vào con đường làm ăn lớn.

Một đặc điểm khác là nhóm 5 nông dân thực hiện chương trình “Từ ruộng vườn đến trường quay” (RV-TQ) ở ngay trong khu vực của chương trình cánh đồng mẫu (CĐM) rộng 105 ha của tỉnh.

Và chính cánh đồng mẫu này lại là đối chứng của mô hình, không phải là đối chứng theo kỹ thuật tự phát của nông dân.

Cánh đồng mẫu cũng do Trung tâm Khuyến nông tỉnh phụ trách và cũng sử dụng 1 giống và loại Phân bón Đầu Trâu A1 và A2 của Cty Bình Điền để bón, chỉ khác nhau cơ bản là cánh đồng mẫu vẫn sử dụng phương pháp gieo sạ với lượng giống thay đổi từ 120 - 150 kg/ha.

Nhóm 5 nông dân thực hiện mô hình chưa làm đã thấy lợi. Đó là khi gieo mạ để cấy, họ chỉ tốn 50 kg giống là đủ cấy cho 1 ha lúa. Nếu tính cho 1 công chỉ mất 6,5 kg thóc.

Trong lúc nếu gieo sạ, tiết kiệm nhất cũng đã phải dùng đến 15,5 kg giống/công đất (120 kg/ha). Nhưng không ít bà con ta phải sạ đến 19 - 20 kg giống cho 1 công đất (150 kg/ha).

Hơn nữa cấy bằng máy cũng rất lợi công, nếu đất liền khoảnh thì mỗi máy cấy được 4 ha, trong lúc sạ bằng tay, nhanh lắm cũng chỉ được 1 ha mà không đủ lao động để thuê mướn.

Từ mô hình cho thấy nếu biết tổ chức liên kết giữa SX với cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời biết áp dụng kỹ thuật liên hoàn thì ngành trồng lúa vẫn có cơ tăng lợi nhuận gấp đôi so với tình trạng SX hiện nay, dù giá cả thị trường chưa mấy hấp dẫn.

Ngoài ra những nông dân thực hiện mô hình được Cty Bình Điền hỗ trợ toàn bộ phân bón theo mức 4.870.000 đ/ha .So sánh hiệu quả giữa mô hình "Từ ruộng vườn đến trường quay" với mô hình CĐM:

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy chương trình RV-TQ cùng sử dụng nguồn phân bón Đầu Trâu do Bình Điền cung cấp, nhưng nếu có được đội ngũ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tại ruộng, kết hợp sử dụng cơ giới hóa cho SX đã mang lại hiệu quả cao hơn so với chương trình CĐM.

Mô hình RV-TQ giảm chi phí đầu tư các khoản đến 9,9%. Nhưng năng suất lúa lại cao hơn CĐM đến 8,4%, giảm giá thành SX 35%, nhưng giá bán lại tăng 6%, dẫn đến tổng thu nhập tăng hơn khu CĐM là 7.081.000 đ/ha, lợi nhuận tăng 9.284.000 đ/ha.

Làm lúa theo mô hình RV-TQ có tiền lời cao hơn CĐM đến 19,3%. Lãi ròng đạt 63% chứ không phải 30% như nhiều nông dân đã momg đợi.

Ở mô hình RV-TQ có tỷ suất lợi nhuận khá cao (1,707). Có nghĩa đầu tư 1 đồng vốn cho SX lúa trong mô hình đã thu lại được 1,7 đồng.

Như vậy nếu so với SX đại trà thì khu mô hình RV-TQ sẽ còn có lợi nhuận cao hơn nhiều do giảm chi phí SX nhiều hơn mà năng suất và giá bán cao hơn nên lợi nhận cũng còn cao hơn.

Khoản mục

ĐV

Mô hình

RV – TQ (1)

Mô hình CĐM (Đốichứng)

So sánh mô hình (1) với CĐM,tăng(+) giảm(-)

 

 

 

 

 

1/Tổng chi phí SX

Đ/ha

20.047.000

22.250.000

(-)2.203.000

 

 

 

 

 

2/NS lúa tươi (28%)

Kg/ha

7.753

7.150

(+)603(8,4%)

 

 

 

 

 

3/NS lúa khô (14%)

Kg/ha

6.537

6.028

(+)509(8,4%)

 

 

 

 

 

4/Gía  thành lúa tươi

Đ/kg

2.585

3.127

(-)542đ (35%)

 

 

 

 

 

5/Giá bán lúa tươi

Đ/kg

7.000

6.600

(+)400 (6%)

 

 

 

 

 

6/Tổng thu nhập

Đồng/ha

54.271.000

47.190.000

(+)7.081.000

 

 

 

 

 

7/Lợi nhuận thuần

Đồng/ha

34.224.000

24.940.000

(+)9.284.000

 

 

 

 

 

8/Lãi so với vốn

%

63,0

52,8

(+) 19,3%

 

 

 

 

 

9/Tỷ suất lợi nhuận

Lãi/vốn

1,707

1,120

 

         


Có thể bạn quan tâm

Cà Phê Nhiều Nhưng Không Tinh Cà Phê Nhiều Nhưng Không Tinh

Xây dựng hình ảnh một "đại gia" trong ngành cà phê thế giới nhưng chỉ có 5% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu từ VN là qua chế biến, 95% là xuất thô.

17/10/2014
Mô Hình Trồng Rau Bó Xôi Thu Bạc Tỉ Mô Hình Trồng Rau Bó Xôi Thu Bạc Tỉ

Ông Thi cho hay, hơn 15 năm trước, ông cùng gia đình sống bằng nghề trồng rau, cây rau bó xôi vốn gắn bó với ông từ nhỏ. Dù vậy, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” cứ lặp đi lặp lại, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Đã vậy, khi lập gia đình, bố mẹ cho mượn 3 sào đất để sản xuất cũng bị giải tỏa, ông đành cùng vợ đi buôn bán rau kiếm sống. Gom góp được ít vốn, năm 1999, ông vào thôn Đạ Nghịt tìm mua đất sản xuất.

17/10/2014
Sống Khỏe Nhờ Trồng Cau Vàng Bán Lá Sống Khỏe Nhờ Trồng Cau Vàng Bán Lá

Ông Nguyễn Hoàng Tâm ở ấp Long Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách cho biết: Có nhiều người khá giả từ nghề trồng cau vàng xen trong vườn dừa.

17/10/2014
Thêm 23 Cơ Sở Được Xuất Khẩu Thủy Sản Vào Trung Quốc Thêm 23 Cơ Sở Được Xuất Khẩu Thủy Sản Vào Trung Quốc

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiquad) cho hay, Cục Giám sát kiểm dịch động thực vật - Tổng cục Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) đã chấp thuận thêm 2 cơ sở đóng gói tôm sú sống và 21 cơ sở nuôi tôm sú của Việt Nam được phép XK vào Trung Quốc.

17/10/2014
Nga Sắp Kiểm Tra Một Số Doanh Nghiệp Thủy Sản Nga Sắp Kiểm Tra Một Số Doanh Nghiệp Thủy Sản

Nafiqad cho biết, dự kiến ngày 20/10 tới, đoàn thanh tra của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn dịch bệnh thủy sản của Việt Nam và kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP một số DN chế biến thủy sản có nhu cầu XK vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan.

17/10/2014