Điều Xuân Lộc Nhiều Hứa Hẹn

Sau tết, nông dân trồng điều ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đang khẩn trương ra đồng dọn vườn, cào và đốt lá, chuẩn bị một mùa thu hoạch khá nhờ thời tiết thuận lợi với cây điều.
Vườn điều của anh Hứa Văn Quốc ở ấp Bàu Sen, xã Xuân Trường đã có trên 10 năm tuổi, nhưng nhờ chăm sóc tốt nên luôn đạt năng suất và bán được giá cao hơn so với nhiều hộ trong vùng. Năm nay, do thời tiết khá thuận lợi nên hoa điều bung nở đồng loạt, tỷ lệ đậu trái cao. Dự kiến, gần 1 hécta điều nhà anh năm nay có thể đạt sản lượng trên 3,5 tấn, cao hơn gần 1 tấn so với vụ điều trước.
Xuân Lộc là một trong những địa phương có diện tích điều lớn của tỉnh với gần 12 ngàn hécta, tập trung ở các xã: Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng và Suối Cát... Mùa điều năm 2013 thời tiết không thuận nên đa phần các vườn điều lâu năm đều bị giảm năng suất từ 20-50% so với mọi năm. Song cũng có một số vườn chỉ giảm nhẹ (khoảng 20%) nhờ người trồng biết xử lý ra hoa sớm nên giữ được năng suất.
Những năm qua, cây điều đã giúp cho nhiều bà con nông dân ở Xuân Lộc nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhiều nông dân còn liên kết lại và thành lập nên các câu lạc bộ năng suất cao để trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, đồng thời hợp tác “tạm trữ” điều nhân để đẩy giá lên.
Niên vụ điều năm 2014 này, xã Xuân Trường có trên 1.200 hécta điều, chiếm 10% toàn huyện. Năm nay các vườn điều đều trổ hoa và đậu trái khá, có những vườn điều xử lý ra hoa sớm, đến nay đã bắt đầu cho thu hoạch. Giá hạt điều đầu vụ cũng cao hơn năm trước (hơn 20 ngàn đồng/kg) nên các hộ dân trồng điều đang kỳ vọng một vụ điều có thu nhập cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Xuân 2013, Trạm Khuyến nông Việt Yên phối kết hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Syngenta Việt Nam và UBND xã Tự Lạn xây dựng mô hình trồng dưa hấu mới với quy mô 2,7 ha tại thôn Tân Lập. Mô hình được trồng bằng giống dưa Mặt trời đỏ, Phù Đổng và giống K09 làm đối chứng.

Là doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ, từ nhiều năm qua, Công ty TNHH Vũ Thịnh (thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang) đã chú trọng phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Khoảng 10 phút đã gặt hết bay một sào lúa, nông dân chỉ việc mang thóc về phơi, đó là hiệu quả làm việc của chiếc máy gặt đập liên hợp lần đầu tiên có mặt ở xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn.

Khoai lang là loài cây dễ trồng, đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Sản phẩm khoai lang sản xuất ra không chỉ sử dụng cho tiêu dùng như một loại rau sạch, làm lương thực và làm quà mà còn thân thiện với môi trường và sức khoẻ của con người. Ngoài ra, khoai lang còn là nguyên liệu phục vụ cho công nghệ chế biến công nghiệp hiện nay như: chips, miến...

Vào thời điểm này, tại xã Việt Tiến huyện Việt Yên phần lớn bà con nông dân đã thu hoạch xong cà chua bi vụ đông để bước vào vụ mới nhưng còn một số hộ vẫn giữ lại cây cà chua bi để tận dụng thu hoạch nốt lứa quả cuối cùng. Bởi họ nhận thấy rằng thu được vài tạ quả lúc cuối vụ có giá trị kinh tế bằng cả một vụ lúa.