Điêu Đứng Vì Nuôi Chồn Nhung Đen

Thời gian gần đây, nhiều hộ chăn nuôi ở TT-Huế đang điêu đứng vì mô hình nuôi chồn nhung đen.
Gia đình ông Lê Văn Lộc, ở thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang hơn một tháng nay đang đứng ngồi không yên theo đàn chồn nhung đen. Từ mối quan hệ cá nhân với ông Đoàn Việt Châu (Hà Nội), gia đình ông Lộc đã nhận chồn nhung đen về nuôi.
Viễn cảnh mà người bán giống cho bà con nông dân vẽ ra đó là sau khi chồn sinh sản 3 tháng là có thể bán được, với giá thu mua mỗi con một triệu đồng, chi phí lại thấp, bởi thức ăn chủ yếu của chồn nhung đen là rau cỏ.
Hiện nay, đàn chồn nhung đen nhà ông Lộc đã sinh sản lên đến 100 con, nhưng ông Đoàn Việt Châu - người bán giống với những lời hứa hẹn bao tiêu sản phẩm lại tìm mãi không thấy đâu.
Theo thống kê của Chi cục thú y tỉnh TT-Huế, cơ quan này đã ghi nhận được 7 hộ đang nuôi chồn nhung đen với tổng số gần 700 con, thuộc địa bàn các xã Bình Thành, Bình Điền, Phú Mậu và TP Huế.
Ông Trần Văn Tâm, Phó Chi cục trưởng, Chi cục thú y tỉnh nói: “Việc nuôi chồn nhung đen phải ngăn chặn và không cho phát tán, vì loài vật nuôi này không nằm trong danh mục được Bộ NN&PTNT cho phép. Sau khi phát hiện một số hộ dân nuôi, chúng tôi đã phối hợp với UBND huyện, thành phố, phòng Nông nghiêp, Công an tiến hành kiểm tra lập biên bản và có văn bản báo cáo xin ý kiến chỉ đạo xử lý”.
Chồn nhung đen thuộc họ chuột, giống này được đưa vào Việt Nam từ Trung Quốc. Được biết, từ năm 2007, Viện Chăn nuôi đã tiến hành nuôi khảo nghiệm chồn nhung đen nhưng vẫn chưa có báo cáo chính thức nào liên quan đến loại vật nuôi này. Vì vậy, cho đến nay chồn nhung đen dù không nằm trong danh mục vật nuôi của Bộ NN&PTNT, nhưng vẫn chưa có giải pháp xử lý.
Ông Trần Hữu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mâu, huyện Phú Vang cho biết: “Để đảm bảo quyền lợi cho bà con, địa phương chúng tôi cũng kiến nghị các cơ quan chức năng có quyết định giải quyết những tồn tại để giúp đỡ người nông dân, vì nuôi chồn nhung đen lâu ngày rất tốn kém”.
Trong khi chờ đợi Bộ NN&PTNT có hướng xử lý đối với chồn nhung đen, thì nhiều hộ nông dân TT-Huế đang lâm vào cảnh bán không được, nuôi cũng không xong, lại ôm thêm đống nợ đã đầu tư vào chồn nhung đen trong suốt thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

Là người tiên phong chăn nuôi giống gà Phùng tại địa phương, mỗi năm gia đình chị Phạm Thị Hoan, xóm Tân Đông, Đồng Văn, Tân Kỳ (Nghệ An) thu lãi hơn gần 500 triệu đồng.

Với thu nhập trên 400 triệu đồng lãi ròng mỗi năm, chị Nguyễn Thị Quỳnh ở bản Kẻ May, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành triệu phú nhờ nuôi ếch, gà giống.

Vụ tôm nuôi (vụ 1/2016), do hạn, mặn nên tôm chết hàng loạt, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Trước tình hình đó, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã có chuyến khảo sát thực tế tại huyện Hồng Dân để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông dân trong sản xuất.

Ai đi ngang qua xã Sơn Dung (Sơn Tây, Quảng Ngãi) trên cung đường Đông Trường Sơn vào thời điểm này cũng ngạc nhiên và trầm trồ vườn rau xanh mướt của ông Võ Hồng Thơ.