Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điều chỉnh lịch xuống giống thủy sản

Điều chỉnh lịch xuống giống thủy sản
Ngày đăng: 11/11/2015

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ NN-PTNT tháng 11/2015 diễn ra hôm qua (4/10), ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, trước những dự báo về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của El Nino, Tổng cục Thủy sản có những giải pháp khẩn trương điều chỉnh việc xuống giống vụ nuôi năm 2016.

Cụ thể, do mùa mưa các tỉnh phía Nam được dự báo sẽ sớm hơn mọi năm, Tổng cục sẽ điều chỉnh lịch xuống giống năm 2016 sớm hơn 1 tháng so với mọi năm, bắt đầu từ tháng 12/2015 thay vì từ tháng 1/2016 như dự tính.

Nhằm chủ động các giải pháp ứng phó với tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp trong điều kiện nắng nóng kéo dài, Tổng cục Thủy sản sẽ có các hướng dẫn chi tiết theo hướng đề nghị người nuôi chú trọng dâng cao mực nước, xử lí rò rỉ ao nuôi, giảm mật độ thả, tiết giảm hệ số thức ăn, tăng cường hàm lượng vitamin trong thức ăn nhằm giảm thiểu ô nhiễm ao, tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

Đối với các vùng nuôi nghêu (ngao) tại phía Bắc như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng và các tỉnh phía nam như Bến Tre, Tiền Giang… cần hạn chế xuống giống tại các vùng bãi triều cao nhằm tránh tối đa thời gian phơi bãi.

Cũng theo Tổng cục Thủy sản, trong tháng 10/2015, thời tiết tương đối thuận lợi giúp khai thác thủy sản xa bờ đạt kết quả rất khả quan, nhất là cá ngừ đại dương, cá hố được mùa lớn.

Tính chung 10 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 2,5 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ 2014, trong đó tín hiệu vui là giá cá ngừ đại dương tiếp tục tăng (dao động 110 nghìn đồng/kg), cộng với xăng dầu giảm giá giúp hoạt động khai thác thuận lợi.

Đối với nuôi trồng thủy sản, 10 tháng đầu năm đạt trên 2,8 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ 2014, trong đó mặc dù diện tích giảm nhưng nhờ liên kết SX theo chuỗi nên sản lượng nuôi vẫn tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, trong khi diện tích tôm thẻ giảm gần 4% thì tôm sú lại tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.


Có thể bạn quan tâm

Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.

26/06/2013
Cá Đầu Sấu, Loài Cá Cảnh Ngoại Lai Nguy Hại Cá Đầu Sấu, Loài Cá Cảnh Ngoại Lai Nguy Hại

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.

27/06/2013
Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó Ổn Định Với Dịch Bệnh Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó Ổn Định Với Dịch Bệnh

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

27/06/2013
“Trắng” Bãi Nghêu Ở Tân Thành (Tiền Giang) “Trắng” Bãi Nghêu Ở Tân Thành (Tiền Giang)

Ông Trần Văn Vinh, một trong những người gắn bó với nghề nuôi nghêu ở biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông - Tiền Giang) tâm tư: Có lẽ trong lịch sử mấy chục năm nuôi nghêu, năm nay nghêu chết nặng nhất và thiệt hại của địa phương cũng nhiều nhất.

25/03/2013
Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân

Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.

27/06/2013