Điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ thủy sản bị thiệt hại

Theo quyết định này, mức hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh được quy định như sau:
- Diện tích nuôi cá truyền thống bị thiệt hại từ 30 - 70%; hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70% hỗ trợ từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi tôm quảng canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi tôm sú thâm canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi ngao bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 40.000.000 - 60.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng/ha;
- Lồng, bè nuôi bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/100m3 lồng; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng/100m3 lồng.
Ngoài ra, căn cứ phương thức, đối tượng nuôi, mật độ thả theo định mức nuôi và thiệt hại thực tế về giống, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hỗ trợ cụ thể cho các hộ bị thiệt hại theo quy định trên và vận dụng hỗ trợ cho các hộ nuôi loại thủy sản cùng nhóm đối tượng nhưng không vượt quá mức hỗ trợ đã được quy định. Đồng thời, trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật (giống thủy sản) thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2012.
Tags: chinh sach ho tro thuy san, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Chuyển dịch cơ cấu đã khó, nhưng chuyển dịch sang một cơ cấu hiệu quả hơn càng khó. Từ thực tiễn sinh động ở mỗi vùng, đã xuất hiện nhiều cách chuyển đổi cơ cấu trong nghề nuôi tôm. Những kinh nghiệm đáng quý.

Từ nửa vòng Trái đất, sản phẩm nếu không đạt chất lượng sẽ được trả lại tận tay người nuôi tôm chính là công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến (RFID) đang được Thái Lan áp dụng. Đây là tấm “hộ chiếu điện tử”, đồng thời cũng là câu trả lời vì sao tôm đông lạnh Việt Nam chưa thể có giá bằng tôm của Thái Lan trên thị trường thế giới...

Thất bại từ con tôm sú khiến cho bao ao đìa bỏ hoang, ngư dân nuôi trồng thủy sản lao đao. Hiện nay một số vùng nuôi thủy sản lợ-mặn bà con đang rầm rộ chuyển sang phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng.

Cứ mỗi mùa mưa đến các trẻ em vùng nông thôn lại háo hức chờ cơn mưa đầu mùa để cùng nhau đi “lượm” cá rô đồng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao cá lại leo lên bờ để cho chúng ta “lượm” nhỉ? mà tại sao chỉ là cá rô đồng mà không phải là cá diêu hồng, cá lóc hoặc cá rô phi?

Ngành cá rô phi của Philippin đã tạo ra cỡ cá rô phi có kích thước lớn gấp đôi (600 - 800 gram so với 350 gram như trước đây) thông qua kỹ thuật trong nước và các phương pháp nuôi đặc biệt. Cục nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản Philippin (BFAR) cho biết, cá rô phi cỡ lớn có thể đáp ứng được mong muốn của thị trường đối với dạng philê to hơn ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.