Diệt Sâu Hồng Không Cần Bao Trái

Diệt sâu hồng trên bưởi da xanh không cần bao trái. Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Hồng Vân - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh (tổ 1), ở ấp 4 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre).
Ông Hồng Vân vừa thu hoạch bưởi, “Năm vừa qua, gia đình tôi thu nhập từ bưởi da xanh, cam sành, quýt và chanh khoảng 150 triệu đồng. Tôi có 7 công đất. Năm 2013, tôi cho bưởi ra trái rải vụ được 4,5 tấn, cam sành gần 3 tấn, quýt khoảng 0,6 tấn và chanh gần 2 tấn”.
Theo ông Hồng Vân, để thu hoạch được 4,5 tấn bưởi da xanh, ông áp dụng biện pháp xịt nước trực tiếp lên trái bưởi. Cách 2-3 ngày xịt nước với công suất mạnh lên trái bưởi. Biện pháp này do ông nghĩ ra để làm trôi trứng bướm sâu hồng đang bám trên trái bưởi. Nếu cần, nông dân dùng máy bơm rửa xe honda để xịt trực tiếp lên trái bưởi. Nước bắn với lực mạnh sẽ làm trứng sâu hồng trôi hết. Trong vườn bưởi nên nuôi kiến vàng để chúng góp phần diệt trứng của sâu hồng.
Ở các vườn bưởi trong toàn tỉnh, hiện nay hầu hết nhà vườn phòng tránh sâu hồng bằng cách bao trái. Ông Lê Thanh Hải - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Hòa nói: “Bao trái thì da trái bưởi không đẹp. Tôi thấy biện pháp xịt nước mà ông Hồng Vân áp dụng để bắn trứng sâu hồng là rất hiệu quả.
Nhờ đó mà gần 7 công đất trồng bưởi da xanh của ông Hồng Vân luôn đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình diệt sâu hồng kiểu này nên nhân rộng ra các vườn bưởi không chỉ ở Giồng Trôm. Ngoài ra, nên kết hợp nuôi gà thả vườn để gà ăn trứng sâu hồng khi bị nước bắn rớt xuống đất”.
Có thể bạn quan tâm

Đối với các hiệp định thương mại tự do đang đàm phán sẽ theo những định hướng hội nhập: Tăng thị phần, thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các đối tác trong FTAs thông qua xóa bỏ thuế quan, ...

Nhờ phát huy tốt tinh thần cộng đồng trong xây dựng NTM, xã Ninh Lai, Sơn Dương (Tuyên Quang) đang tiến nhanh về đích. Dự kiến hết năm nay, Ninh Lai sẽ là một trong những xã đầu tiên của huyện đạt đủ 19/19 tiêu chí.

Gần 40 năm mày mò, gắn bó với cây ăn quả, nông dân Triệu Tiến Ích đã sáng tạo nên loại cây ăn quả của riêng mình. Với thành công từ nhãn lồng chín muộn, ông Triệu Tiến Ích - Chủ tịch Hội Sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức đã vinh dự công dân Thủ đô ưu tú.

Cây xạ đen có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào vụ Xuân, vụ Thu. Vào vụ Xuân, nên trồng cây từ tháng 1-4, vụ Thu từ tháng 9-10.

Trong tháng 9 vừa qua, lô hàng nhãn chín muộn đầu tiên của Hà Nội đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đánh dấu việc lần đầu nhãn chín muộn đã thâm nhập được vào thị trường khó tính nhất thế giới.