Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diệt chuột bảo vệ mùa màng

Diệt chuột bảo vệ mùa màng
Ngày đăng: 19/11/2015

Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang yêu cầu các địa phương tổ chức diệt chuột cộng đồng và nông dân cần chú ý bảo vệ từng miếng ruộng gò cao, nhất là đối với diện tích gieo sạ lúa đông xuân sớm, không để chuột cắn phá.

Nỗi lo cây lúa biên giới

Đến giữa tháng 11 này, đất biên giới Vĩnh Gia và Lạc Quới (Tri Tôn) cơ bản gieo sạ xong lúa đông xuân 2015 - 2016, thời vụ năm nay sớm hơn cùng kỳ khoảng 15 ngày.

Nhiều diện tích xuống giống sớm, cây lúa lên xanh và bắt đầu bơm nước, bón phân đợt 1.

Song, tuần lễ đầu tháng 11 vừa rồi, lượng mưa lớn phổ biến trên diện rộng và thường xuyên xuất hiện vào ban đêm, khiến những miếng ruộng xuống giống sớm (đợt 19-9 âm lịch) ngập nước và khai ra không kịp nên bị ốc gây hại cỡ 50%, thậm chí có nhiều chủ ruộng phải tìm giống để gieo sạ lại lần 2, lần 3.

Ngày mùa ở Vĩnh Gia

Ảnh hưởng mưa đêm, 4 héc-ta đất của anh Mai Văn Tược (ấp Vĩnh Cầu, xã Vĩnh Gia) xuống giống hơn 10 ngày tuổi, cây lúa xem ra vẫn còn yếu ớt do bị sặc nước.

“Mới đưa máy xuống đồng trục đất thì đã thấy chuột xuất hiện.

Còn mấy miếng gò cao, bà con sạ sớm hơn, xúm nhau quầng bắt cả trăm ký chuột” – anh Tược kể.

Con chuột trở thành vấn nạn trên đồng biên giới này, nhất là những năm mực nước lên đồng thấp.

Theo dự đoán nhà nông, 3 năm (2013, 2014, 2015) liên tiếp mực nước cũng đều thấp, nguy cơ chuột cắn phá mùa màng là điều khó tránh ở Vĩnh Gia và Lạc Quới.

Vả lại, đầu tháng 11, đồng phía đối diện Tà Ô và xã Sôm (quận Kirivong) vẫn chưa dọn đất và khởi động thời vụ như năm trước.

“Sự trễ nãi đã đã tác động rất lớn đến sản xuất bên mình.

Ở đây, ai nấy cũng đều thủ biện pháp diệt chuột để hạn chế thiệt hại mùa màng” – ông Võ Văn Nối (ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới) chia sẻ.

Vụ lúa vừa rồi, nông dân Campuchia thu hoạch muộn, họ bỏ luôn đồng cỏ.

Theo ông Hồ Văn Nhiên (ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới), đất hai bên biên giới sản xuất đồng loạt sẽ hạn chế được chuột cắn phá, bởi thực tế những năm qua đã cho thấy như vậy.

Lúa ngắn ngày ven chân núi

Đối với vùng đất gò và ngoài trạm bơm điện, nông dân Khmer có khuynh hướng đón mưa và gieo sạ lúa ngắn ngày.

Sự chuyển đổi tập quán canh tác, bà con sẽ sản xuất được “2 vụ lúa + 1 vụ màu” hoặc “2 vụ màu + 1 lúa”.

Còn cây lúa mùa đặc sản dần dà bị teo tóp và diện tích gần như khá khiêm tốn, do chu kỳ mưa thường hay trễ nên nông dân không kịp gieo mạ, trữ nước cho khâu làm đất và cấy theo lịch thời vụ dài ngày.

Trong khi đó, lúa trên cánh đồng các trạm bơm thì chuẩn bị thu hoạch, có nơi bắt đầu gặt lai rai.

Đất núi ở Tri Tôn và Tịnh Biên ngày nay lúc nào cũng thấy lúa xanh, lúa trổ bông và lúa đang thu hoạch.

Sản xuất liền vụ thường là cơ hội cho dịch bệnh, nhất là chuột cắn phá mùa mưa.

Ông Chau Sưng (ấp Tô Hạ, xã Núi Tô, Tri Tôn) cho hay, tình trạng chuột cắn phá lúa gần như thông lệ, chỉ có điều ít hoặc nhiều, đôi khi còn gây hại cả hoa màu nữa.

“Hồi còn cấy lúa mùa đặc sản, khu vực kẹt Cần Đước cũng bị chuột phá dữ dội, bởi có mùi thơm dễ dụ chuột” – ông Sưng nói.

Bây giờ, ai nấy đều sạ lúa ngắn ngày thì lại lo chuột cắn phá lúc trổ bông, làm đòng.

Đối với cánh đồng Ô Lâm ven chân núi Cô Tô, khu vực Tà Lọt (nằm giữa chân núi Dài lớn và núi Cấm), Sóc Tức (xã Lê Trì, Tri Tôn)… cũng được nông dân “phòng thủ” các biện pháp diệt chuột.

Ở từng nơi, từng khu vực hiện tại chưa có gì đáng kể, song từng chủ ruộng đều chủ động và phổ biến nhất vẫn là đánh bã sinh học.

“Sợ nhất là có mưa đêm, lúc lúa trổ và đỏ đôi bông cái.

Nhưng mình theo dõi thường xuyên, hổng đến đỗi nào” – ông Chau Thanh (ấp Phước lợi, xã Ô Lâm) tỏ ra am hiểu.

“Theo lịch xuống giống, lúa đông xuân ở biên giới Lạc Quới sẽ thu hoạch giữa tháng chạp sắp tới.

Chừng đó, chuột cắn phá nhiều hơn, ai cũng phải theo dõi ruộng lúa, tổ chức diệt chuột để hạn chế thiệt hại ngày mùa” – ông Hồ Văn Nhiên (ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới) cho hay.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Dịch Thủy Sản Khó Khăn Từ Cơ Chế Kiểm Dịch Thủy Sản Khó Khăn Từ Cơ Chế

Cũng giống như các loại gia súc, gia cầm khác, các mặt hàng thủy sản cũng cần được kiểm dịch. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, lĩnh vực này đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

12/09/2013
Người Nuôi Heo “Treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ Người Nuôi Heo “Treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hằng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh một thời gian dài, khiến nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ nặng, nhiều hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi "treo chuồng".

21/05/2013
Hội Thảo Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Trình VietGahp Hội Thảo Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Trình VietGahp

Củ Chi huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố. Củ Chi có tổng đàn bò 74.430 con trong đó số lượng bò sữa 58.700 con được nuôi nhiều tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội…

13/09/2013
Nông Dân Phạm Hiền Làm Kinh Tế Giỏi Nông Dân Phạm Hiền Làm Kinh Tế Giỏi

Trở về từ chiến trường Campuchia sau năm 1982, anh Phạm Hiền ở thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Ninh Sơn), chỉ có hai bàn tay trắng nay đã có một cơ ngơi khá giả, là một trong những tấm gương điển hình của địa phương vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi.

30/07/2013
Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản

Công ty TNHH một thành viên Phúc Toàn Đức (xã Phú Hòa, huyện Định Quán, Đồng Nai) được thành lập từ tháng 8/2012. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư cho hàng chục nông dân ở xã Phú Hòa tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn, mang lại thu nhập cao.

22/05/2013