Diện tích tôm lúa Mỹ Xuyên sẽ đạt trên 10.000 ha

Thành công này đã giúp Mỹ Xuyên duy trì quy trình luân canh tôm – lúa bền vững theo Nghị Quyết huyện ủy đề ra.
Diện tích tôm – lúa Mỹ Xuyên sẽ đạt trên 10.000 ha.
Giảm áp lực ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm, tăng thu nhập cho nông dân, phát huy lợi thế đa dạng sinh học vùng tôm – lúa, khống chế mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi là thế mạnh của vùng nuôi tôm nước lợ Mỹ Xuyên.
Người dân đã nhận thức được lợi ích của quy trình này vì thiệt hại tăng cao trong những năm vừa qua có nguyên nhân bỏ lúa theo tôm.
Ông Lê Văn Trọng ở xã Gia Hòa 1, cho biết: “Sau thời gian nuôi tôm kéo dài, nuôi gối vụ liên tục, mật độ nuôi dầy hơn đã làm cho môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm, cộng với thời tiết, nguồn nước… làm cho diện tích tôm bị bệnh nhiều, gây thiệt hại cho nông dân”.
Huyện Mỹ Xuyên đã đầu tư ngân sách hơn 1,8 tỉ đồng hỗ trợ giống cho nông dân thuộc hộ nghèo, hộ chính sách ở vùng tôm – lúa để bà con có điều kiện thực hiện quy trình luân canh, nhằm hướng đến đề án “gạo thơm, tôm sạch”.
Duy trì quy trình luân canh tôm – lúa 10.000 ha thuộc vùng I là mục tiêu nhất quán của huyện để hướng đến nuôi tôm sinh thái, đảm bảo tính phát triển bền vững cho nông dân.
Ông Trần Quốc Quang, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Để phát huy mô hình tôm – lúa, huyện Mỹ Xuyên đã thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp với mục tiêu là nâng cao giá trị hạt lúa trên nền nuôi tôm với đề án Lúa thơm – Tôm sạch.
Đề án này nhằm để phát huy giá trị của con tôm và cây lúa, duy trì mô hình tôm – lúa theo hướng bền vững”.
Sau vụ tôm nông dân huyện Mỹ Xuyên khẩn trương xuống giống vụ lúa trên nền nuôi tôm.
Kết thúc vụ nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên, nông dân đã giảm được diện tích thiệt hại, nhưng do giá tôm không cao nên thu nhập của bà con giảm hơn những năm trước.
Về giá lúa có chiều hướng ở mức cao, với hơn 10.000 ha lúa lắp lại trên nền ao tôm sẽ mang lại cho nông dân Mỹ Xuyên nguồn thu nhập không nhỏ, nhưng cái lợi lớn nhất là cải thiện được môi trường ao nuôi cho vụ nuôi tôm năm sau.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến ngày 5-6, toàn tỉnh đã thả nuôi được gần 88.030ha vụ tôm nước lợ năm 2014. Diện tích này đạt hơn 98,9% so với kế hoạch cả năm và tăng 2,56% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nuôi tôm công nghiệp đạt gần 1.230ha, nuôi quảng canh cải tiến đạt trên 16.050 ha và mô hình tôm - lúa đạt gần 70.750ha.

Rào cản phi thuế quan, nhìn ở góc độ tích cực là điều kiện cần thiết các quốc gia nhập khẩu buộc các nước xuất khẩu phải cung ứng sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định) về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra vừa được Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 20/6/2014 nhằm quản lý và phát triển ổn định ngành cá tra Việt Nam trên toàn chuỗi sản xuất.

Mặc dù đã có 300 đàn ong nuôi ổn định tại Đăk Nông, nhưng ông Cừ vẫn quyết định xuống Bình Phước nuôi thêm 300 thùng ong mật vì đầu ra cho mật ong luôn sẵn có. Ông Cừ cho biết, vụ ong này có thể sẽ mang lại thu nhập hàng chục triệu/tháng cho gia đình ông.

Chính quyền và nhân dân xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) đang tập trung nỗ lực chống hạn bảo đảm sản xuất, ổn định đời sống. Nông dân địa phương “chắt chiu” nguồn nước hồ Ông Kinh, hệ thống nước ngầm được tưới tiết kiệm phục vụ hiệu quả canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.