Diện tích tôm lúa Mỹ Xuyên sẽ đạt trên 10.000 ha

Thành công này đã giúp Mỹ Xuyên duy trì quy trình luân canh tôm – lúa bền vững theo Nghị Quyết huyện ủy đề ra.
Diện tích tôm – lúa Mỹ Xuyên sẽ đạt trên 10.000 ha.
Giảm áp lực ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm, tăng thu nhập cho nông dân, phát huy lợi thế đa dạng sinh học vùng tôm – lúa, khống chế mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi là thế mạnh của vùng nuôi tôm nước lợ Mỹ Xuyên.
Người dân đã nhận thức được lợi ích của quy trình này vì thiệt hại tăng cao trong những năm vừa qua có nguyên nhân bỏ lúa theo tôm.
Ông Lê Văn Trọng ở xã Gia Hòa 1, cho biết: “Sau thời gian nuôi tôm kéo dài, nuôi gối vụ liên tục, mật độ nuôi dầy hơn đã làm cho môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm, cộng với thời tiết, nguồn nước… làm cho diện tích tôm bị bệnh nhiều, gây thiệt hại cho nông dân”.
Huyện Mỹ Xuyên đã đầu tư ngân sách hơn 1,8 tỉ đồng hỗ trợ giống cho nông dân thuộc hộ nghèo, hộ chính sách ở vùng tôm – lúa để bà con có điều kiện thực hiện quy trình luân canh, nhằm hướng đến đề án “gạo thơm, tôm sạch”.
Duy trì quy trình luân canh tôm – lúa 10.000 ha thuộc vùng I là mục tiêu nhất quán của huyện để hướng đến nuôi tôm sinh thái, đảm bảo tính phát triển bền vững cho nông dân.
Ông Trần Quốc Quang, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Để phát huy mô hình tôm – lúa, huyện Mỹ Xuyên đã thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp với mục tiêu là nâng cao giá trị hạt lúa trên nền nuôi tôm với đề án Lúa thơm – Tôm sạch.
Đề án này nhằm để phát huy giá trị của con tôm và cây lúa, duy trì mô hình tôm – lúa theo hướng bền vững”.
Sau vụ tôm nông dân huyện Mỹ Xuyên khẩn trương xuống giống vụ lúa trên nền nuôi tôm.
Kết thúc vụ nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên, nông dân đã giảm được diện tích thiệt hại, nhưng do giá tôm không cao nên thu nhập của bà con giảm hơn những năm trước.
Về giá lúa có chiều hướng ở mức cao, với hơn 10.000 ha lúa lắp lại trên nền ao tôm sẽ mang lại cho nông dân Mỹ Xuyên nguồn thu nhập không nhỏ, nhưng cái lợi lớn nhất là cải thiện được môi trường ao nuôi cho vụ nuôi tôm năm sau.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đặng Quang Tiến, thôn 4, xã Sơn Mỹ (Hàm Tân - Bình Thuận) được coi là chủ trang trại chăn nuôi lớn ở địa phương này, hiện đang sở hữu 200 heo nái, 800 heo thịt và 100 heo nái hậu bị (chuẩn bị phối giống).

Những năm gần đây, người dân ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) ngày càng gắn bó với mô hình trồng chanh không hạt. Nhờ loại cây này, nhiều hộ dân trong xã đã ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Nước ta có rất nhiều loài cá quý hiếm và nhiều loài đã trở thành truyền thuyết, được gán cho những mỹ danh, hư cấu thành huyền thoại. Thật may mắn, khi tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu của Tổ quốc cũng có những loài cá huyền thoại đó và được dân gian ví von là “Ngũ quý hà thủy”, gồm: Cá Anh vũ, Dầm xanh, Lăng, Chiên và cá Bỗng.

Gia đình ông Đỗ Ngọc Tuyên, ở thôn Đắk Lập, xã Đắk D’rồ (Krông Nô) hiện có hơn 30 ha, trong đó hơn một nửa diện tích là đất đồi. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này là đất bạc màu nên gia đình ông chỉ trồng mì, ngô nhưng năng suất thấp.

Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.